Kinh nghiệm chọn mua, bảo quản thực phẩm cho mâm cỗ giao thừa

Dưới đây là những mẹo chọn mua, bảo quản thực phẩm ngày Tết tươi ngon, an toàn và giúp các bà nội trợ tiết kiệm chi phí.
Việc mua sắm thực phẩm ngày Tết là điều không thể nào thiếu của mỗi gia đình, nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm được bán trong dịp tết khiến bạn hoang mang không biết chọn loại nào an toàn đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn tiết kiệm được tiền. Để giúp các gia đình có thể mua sắm tiết kiệm nhất trong dịp tết này, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài mẹo mua thực phẩm an toàn trong ngày tết, mời các bạn cùng tham khảo.
Ngày tết, nhu cầu mua bán thực phẩm của người dân gia tăng đột biến. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm và bảo quản như thế nào để được tươi ngon, bảo đảm an toàn trong những ngày này thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây Kiến Thức giới thiệu một số mẹo hay lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn ngày Tết.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn
Đối với rau quả tươi, cần chọn rau quả có hình dáng bên ngoài phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống, cảnh giác loại quá “mập”, “phổng phao”. Rau quả có màu sắc tự nhiên đặc trưng của từng loại, không úa, héo, không lựa chọn loại có màu sắc bất thường. Khi sờ, nắm có cảm giác nặng, chắc tay. Không có mùi lạ (nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều có thể ngửi thấy mùi hắc, mùi lạ...). Không có dính “chất lạ” trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng. Đối với quả, núm cuống còn tươi, tuyệt đối không được thâm nhũn, hoặc dính hóa chất bảo vệ thực vật; khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ không được có sự biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả...
Kinh nghiem chon mua, bao quan thuc pham cho mam co giao thua
Ảnh: VietnamNet. 
Đối với thịt gia súc tươi (thịt gà, ngan, lợn, bò...), màng ngoài của lát thịt khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả; lớp mỡ có màu sắc sáng, khô, độ rắn, mùi vị bình thường. Sờ, nắm khối thịt có cảm giác rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết bị lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Bám chặt vào thành xương, màu trong, đàn hồi. Khi luộc, nấu cho mầu nước canh trong, mùi thơm của thịt, trên mặt có nổi một lớp mỡ vết to...
Thực phẩm bao gói sẵn (dạng gói, dạng hộp...), sản phẩm không được rách, nát, không bị biến dạng. Đặc biệt phải có đủ nhãn mác với các nội dung sau: tên thực phẩm; tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng của thực phẩm; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng và xuất xứ của hàng hóa.
Nên lựa chọn sản phẩm ở các cửa hàng có tín nhiệm quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh. Không nên mua ở những cửa hàng, quán hàng, bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng, ở những nơi bày bán lẫn lộn hóa chất, xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, xăng, dầu, sơn, hóa chất bảo vệ thực vật…
Không mua sản phẩm được yêu cầu bảo quản mát hoặc lạnh mà cơ sở không có phương tiện bảo quản mát, lạnh hoặc nơi bày bán dưới nắng, nóng...
Đối với thực phẩm đông lạnh, không mua khi sản phẩm không thấy lạnh, hoặc đã bị mềm do không đủ nhiệt độ lạnh để bảo quản hoặc thấy mầu sắc khác thường hoặc lớp lông tơ trên bề mặt sản phẩm (có thể bị nhiễm nấm).
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Về cách bảo quản thực phẩm ngày Tết, các nguyên liệu rau, củ, quả khi mua về phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh hoặc nơi mát, thoáng gió.
Đối với nguyên liệu thịt, cá tươi phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp kín (nên chọn loại hộp có doan ở nắp) và bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ cấp đông.
Đối với thực phẩm bao gói sẵn, phải làm sạch bao gói, bảo quản sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn mác của sản phẩm bao gói sẵn.
Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh.
Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt…) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.

Để bảo quản bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.
Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

Nếu có lạp xưởng, để giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay… đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Mâm cỗ cúng Giao thừa cần những gì?
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.
Kinh nghiem chon mua, bao quan thuc pham cho mam co giao thua-Hinh-2
 Ảnh: Phu Nu Online.
Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Cụ thể như sau:
Cỗ mặn gồm: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay gồm: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn). Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Đông Nhiên (Tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN