Theo số liệu thông kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan, chỉ tính riêng 9 tháng năm 2017, số lượng nhập khẩu khăn tơ tằm lên tới 4.460 chiếc, song tổng giá trị chỉ đạt gần 5.900 USD, tức bình quân mỗi chiếc khăn tơ tằm nhập từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ có giá chỉ khoảng 30.000 đồng/chiếc.
Trong khi đó, cũng là sản phẩm khăn lụa tơ tằm nhập từ Trung Quốc nhưng tại các cửa hàng của thương hiệu Khaisilk, chúng có thể được “đổi đời” thành sản phẩm hàng hiệu đắt đỏ, có giá bán từ vài trăm đến vài triệu đồng một chiếc.
Thông tin trên Gia đình mới dẫn giải, trên fanpage của thương hiệu Khaisilk cũng như trên Facebook cá nhân của ông Hoàng Khải, một chiếc khăn được quảng cáo là mang thương hiệu Khaisilk được niêm yết giá trên dưới 2 triệu đồng một cách đầy... tự hào.
Thế nhưng, trên các trang web mua bán nổi tiếng của Trung Quốc như Taobao, Alibaba... những chiếc khăn có kiểu dáng, thiết kế tương tự chỉ được rao bán với giá hơn 300.000 đồng, thậm chí còn thấp hơn.
|
Chiếc khăn được quảng cáo trên Facebook của Khải Silk với giá trên dưới 2 triệu đồng. Ảnh: Gia đình mới. |
|
Trong khi, trên các trang web mua bán nổi tiếng của Trung Quốc như Taobao, Alibaba... những chiếc khăn có kiểu dáng hoàn toàn tương tự chỉ có giá hơn 300.000 đồng và còn nhiều mức giá thấp hơn. Ảnh: Gia đình mới. |
Theo Gia đình mới, mặc dù chưa có cơ sở để khẳng định chất lượng của những sản phẩm này có tương đương nhau hay không, loại khăn lụa Khaisilk bán có liên quan tới những mẫu trôi nổi trên mạng ở Trung Quốc không nhưng qua quan sát bằng mắt thường thì kiểu dáng, design rất khó phân biệt.
“Nếu theo lời thú nhận có bán sản phẩm Trung Quốc suốt 30 năm qua của ông chủ Khaisilk, đặt giả sử, những mẫu khăn lụa của Khaisilk trước khi được gắn mác "made in Vietnam" lại có chung nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với những chiếc khăn được rao bán trên mạng kia, thì lợi nhuận mà Khaisilk thu về sẽ gấp cả chục lần, thậm chí vài chục lần cho mỗi sản phẩm. Chỉ một phép tính đơn giản này cũng thấy được Khaisilk siêu lợi nhuận đến mức nào, chưa kể Khaisilk đã từng bán biết bao sản phẩm, trong suốt bao nhiêu năm qua”, chị Hà Hằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận định.
Mời quý độc giả xem video "Scandal Khải Silk và chuyện bán chữ Tín vì tiền". Nguồn: An ninh toàn cảnh.
Bên cạnh đó, chia sẻ trên báo Đất Việt, ông Trần Hữu Phương - Giám đốc Hợp Tác Xã Tơ Lụa Mã Châu - Quảng Nam là người gắn cuộc sống của mình với sản xuất lụa truyền thống cho biết, nói về chất lượng tơ Việt Nam thì không thua kém tơ nước nào, song chỉ phù hợp với dệt thủ công.
Tính trung bình lụa Mã Châu mỗi tháng sản xuất được khoảng 10.000 métlụa, nhưng sản phẩu chủ yếu chỉ bán lại cho các doanh nghiệp làng nghề, các đơn vị thiết kế thời trang hoặc các doanh nghiệp thủ công xuất khẩu ra nước ngoài. Số lượng rất hạn chế.
Nguyên nhân là do lụa Mã Châu là sản phẩm lụa thật, sản xuất thủ công từ công đoạn nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa... nên chất lượng mặt vải không mượt, vải còn bộc lộ nhiều lỗi thủ công, không thể che giấu được.
Về giá thành dù rất rẻ so với làng nghề nhưng lại vẫn cao hơn gấp 10 lần so với lụa Trung Quốc.
"Tôi lấy ví dụ một chiếc khăn Khaisilk đang bán ra thị trường có giá 1 triệu đồng, thì khi nhập của chúng tôi cũng có giá 300.000 đồng/chiếc. Nhưng cũng với chiếc khăn có mẫu mã tương tự, nếu nhập của Trung Quốc chỉ có giá 30.000 đồng và cũng có thể bán ra với giá 1 triệu đồng/chiếc.
Vì là doanh nghiệp kinh doanh nên thường chạy theo lợi nhuận, làm ăn chụp giật, lợi dụng thương hiệu làng nghề, tráo hàng Trung Quốc bán ra thị trường để kiếm lợi như trường hợp của Khaisilk.
Nhưng tôi phải lưu ý rằng, câu chuyện của Khaisilk không phải là cá biệt. Còn rất nhiều Khaisilk vẫn đang ẩn mình trên thị trường lụa Việt", ông Phương bày tỏ.
Ngoài ra, theo nhiều người tiêu dùng, trong vụ việc Khaisilk móc túi khách hàng bằng việt trà trộn hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam vừa qua, vấn đề không phải là tiền, khách hàng không bức xúc vì "mua một chiếc khăn 30.000 đồng với giá 2 triệu" mà là họ thấy mình bị lừa dối.
"Ông Hoàng Khải đang bán sản phẩm bằng thương hiệu, trong khi thương hiệu đó lấy tiền của khách nhờ điều gì? Là niềm tin! Chính vì có niềm tin, khách hàng mới sẵn lòng bỏ ra một số tiền rất lớn để mua sản phẩm của Hoàng Khải. Thế nhưng, Khaisilk lại dùng chính cái uy tín của mình và niềm tin của khách hàng để đánh đổi lấy tiền mới đáng trách", chị Hoàng Thủy chia sẻ