Kỳ hạn 36 tháng đứng đầu là Ngân hàng Bắc Á với mức 8.10%/năm; đồng thời nhà băng áp dụng mức lãi suất này cho cả các kỳ hạn từ 12-24 tháng.
Ở kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, Bắc Á cũng là nhà băng huy động với lãi suất cao nhất lần lượt là 7.5%/năm và 7.7%/năm.
Còn kỳ hạn 3 tháng, đa số các nhà băng đưa ra mức lãi suất huy động ngang nhau.
Ở chiều thấp nhất hầu hết các kỳ hạn có Agribank, Vietcombank và VietinBank so với các nhà băng còn lại.
|
Bảng so sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy dành cho khách hàng cá nhân.
|
Khi có hiện tượng một số NH tăng lãi suất tiền gửi nhanh ở một số kỳ hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải kiểm soát chặt việc huy động vốn.
Nếu ngân hàng nào vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý nghiêm, trong đó bao gồm cả biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
USD tự do cao hơn các ngân hàng
Còn về giá USD, sáng 6/9, Sở Giao dịch NHNN duy trì giá mua ở mức 23.200 đồng/USD, và giá bán ra được niêm yết thấp hơn giá trần 50 đồng ở mức 23.782 đồng/USD.
Giá USD được niêm yết phổ biến tại 4 ngân hàng: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank ở mức 23.093 đồng (mua vào) và 23.260 đồng (bán ra).
Trên thị trường tự do, giá USD trong sáng nay đang đứng yên ở chiều mua và tăng thêm 20 đồng ở chiều bán so với kết thúc phiên 5/9 , ở mức 23.180 đồng (mua vào) và 23.220 đồng (bán ra).
Như vậy, giá mua USD tự do cao hơn các ngân hàng từ 40-87 đồng, đồng thời, giá bán USD tự do đều thấp hơn các ngân hàng từ 33-40 đồng.