Ngày 6/9/2019, CTCP Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab, mã chứng khoán CAB) sẽ đưa hơn 45 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu tới 140.900 đồng/cổ phiếu.
|
VTVCab lên sàn chứng khoán với giá 140.900 đồng/cổ phiếu
|
VTVCab là công ty con của Đài truyền hình Việt Nam (VTV), hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền, hoạt động viễn thông có dây, quảng cáo…
Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của Công ty sau cổ phần hóa là 884 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, tương đương 45 triệu cổ phần. Hơn 1 triệu cổ phần (tương đương 1.16% vốn điều lệ) dành để bán cho cán bộ công nhân viên và hơn 42.2 triệu cổ phần, tương đương 47.84% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai.
Tuy nhiên, hồi tháng 4/2018, cuộc đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 42 triệu cp của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam đã không thể diễn ra do chỉ có 1 có nhà đầu tư nào đăng ký mua.
Dù vậy, sau khi bán thành công 664.800 cổ phần cho 1.156 người lao động, VTVCab chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 6/2018 với vốn điều lệ 450 tỷ đồng. Tính đến tháng 5/2019, Đài Truyền hình Việt Nam vẫn đang nắm giữ 98.55% vốn của VTVCab.
Về mặt hoạt động kinh doanh, năm 2018, VTVCab ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất (cho cả giai đoạn TNHH và CTCP) là 2.323 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 62,6 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty đến chủ yếu từ mảng dịch vụ truyền hình (cáp, internet, HD, K+) với trên 60%. Còn lại 30% doanh thu khác đến từ mảng quảng cáo, bản quyền, quyền dẫn và bán hàng khác.
|
Kết quả kinh doanh của VTVCab thời gian qua
|
Theo kế hoạch kinh doanh, năm 2019 VTVCab đặ mục tiêu doanh thu hơn 3.500 tỷ đồng và tăng lên 4.459 tỷ vào năm 2022.
Lợi nhuận trước thuế dự kiến cũng tăng từ 81 tỷ năm 2019 lên 282,5 tỷ đồng vào năm 2022. So với thực hiện năm 2018, VTVCab đặt chỉ tiêu năm 2019 gần như không tăng trưởng.
Đáng nói, trong 6 tháng đầu năm 2019, VTVCab mới thực hiện được 1.073 tỷ doanh thu thuần và lãi sau thuế 14,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 33% so với cùng kỳ 2018 (giai đoạn TNHH). Và con số lãi 6 tháng chỉ mới đạt 22% kế hoạch đặt ra cho cả năm.
Mặc dù thất bại trong đợt IPO, song VTVCab vẫn duy trì mức giá hơn 14.000 đồng để đưa cổ phiếu lên UPCoM thì liệu nhà đầu tư có mặn mà hay không mà khi mà lợi nhuận hàng năm chỉ vài chục tỷ đồng?
Trong khi bài học nhãn tiền chỉ vừa mới xảy ra gần đây tại một cổ phiếu tự xưng là “kỳ lân” ngành truyền thông – Yeah1 (mã chứng khoán YEG). Chính Yeah1 đã làm nhà đầu tư “trượt” rất đau khi từ mức giá ngất ngưởng 300.000 đồng/cổ phiếu rớt thảm hiện xuống dưới 70.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong vài tháng.
Tự định giá quá cao trong khi lợi nhuận làm ra không phải là con số mượt mà thì liệu nhà đầu tư có mặn mà với cổ phiếu này?