Theo Reuters, vừa qua, Huawei đã yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ viễn thông toàn cầu Verzion chi trả 1 tỷ USD tiền bản quyền cho hơn 230 bằng sáng chế của công ty này.
The Wall Street Journal thông tin, vụ tranh chấp bằng sáng chế giữa 2 công ty bắt nguồn từ các thiết bị mạng cốt lõi đến công nghệ internet. Tuy nhiên, hiện tại, trường hợp trên vẫn chưa cần đến sự can thiệp của pháp lý.
Verzion không phải là đối tượng duy nhất mà Huawei muốn nhắm tới. Trong tương lai, công ty này muốn kiếm thêm lợi nhuận bản quyền từ nhiều doanh nghiệp khác.
Để lý giải việc cho phép các thương hiệu khác sử dụng miễn phí tài sản trí tuệ của mình trong thời gian qua, CEO doanh nghiệp này cho rằng, trong quá khứ, Huawei chủ yếu tập trung vào phát triển doanh nghiệp nhưng khi đã có một nền tảng tài chính ổn định, công ty có quyền theo đuổi một chiến lược kinh tế mới, quan tâm hơn đến tiền bản quyền IPR.
Mặc dù các mặt hàng của Huawei đang bị cấm tại thị trường Mỹ song công nghệ cuả họ vẫn tồn tại thông qua các bên thứ ba.
Huawei đã được cấp hơn 69.000 bằng sáng chế trên toàn cầu. Bao gồm: truyền dữ liệu,quản lý lưu lượng mạng... 49.379 đơn xin cấp bằng sáng chế khác đang chờ xử lý. Hơn 57% doanh nghiệp đã được cấp bằng sáng chế thuộc Trung Quốc. Huawei được xem là nhà cung cấp lớn thứ 2 về bằng sáng chế.
Trước động thái này, Hoa Kỳ đã tiếp tục gây áp lực lên các công ty Trung Quốc. Huawei được xếp vào danh sách đen khi các công ty Hoa Kỳ buộc phải hạn chế cung cấp sản phẩm cho thương hiệu đến từ châu Á này.
Các chuyên gia cho rằng điều này có thể gây thách thức cho việc kinh doanh của hãng điện thoại thông minh Huawei. Cụ thể, vào tháng 6, kế hoạch ra mắt mẫu máy tính xách tay mới của thương hiệu này đã bị huỷ bỏ. Hơn thế nữa để hoàn chỉnh sản phẩm của mình, thiết bị của Huawei cần đến những linh kiện xuất xứ từ Hoa Kỳ.