Giá vàng giao ngay giảm khoảng 3% xuống còn 2.304,54 USD/ounce vào lúc 17h57 GMT hôm qua, 7/6. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 2,8% xuống 2.325 USD.
Vàng đã giảm gần 1% trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Bị cuốn vào dòng trượt giá của vàng, giá bạc giảm 6,6% xuống 29,25 USD/ounce, bạch kim giảm hơn 3,6% ở mức 967,05 USD và paladi mất 2,2% xuống 909,06 USD.
Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: "Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu vàng có đủ sức để hấp thụ cú đấm kép từ báo cáo việc làm của Mỹ và sự tạm dừng mua hàng của Trung Quốc hay không".
Báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy trong lĩnh vực phi nông nghiệp (NFP) đã tăng 272.000 việc làm trong tháng 5, so với kỳ vọng tăng 185.000.
Dữ liệu này cũng thúc đẩy đồng USD tăng giá, khiến vàng thỏi trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Các nhà giao dịch đã hạ đặt cược của họ xuống mức giá cắt giảm 37 điểm cơ bản (bps) vào cuối tháng 12, từ mức 48 bps trước dữ liệu NFP, với lần cắt giảm đầu tiên nhiều khả năng sẽ diễn ra vào tháng 11 thay vì tháng 9.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line Futures, cho biết thị trường vàng đang chứng kiến một chút thanh lý, cùng với các kim loại khác vì dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ khá mạnh mẽ và Fed có thể trì hoãn đợt cắt giảm đầu tiên đó.
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lời.
Báo cáo việc làm cũng làm tăng thêm tâm lý giảm giá dường như được thúc đẩy bởi dữ liệu cho thấy quốc gia tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc đã ngừng mua vàng trong tháng 5 sau 18 tháng mua liên tiếp.
Nhưng các nhà phân tích tại TD Securities đã viết trong một lưu ý rằng mặc dù tin tức về Trung Quốc tác động đáng kể đến kim loại màu vàng, nhưng "việc tạm dừng mua hàng có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy sự quay trở lại hoạt động nhạy cảm hơn về giá do giá tăng cao".