Uỷ viên Thương mại EU- Cecilia Malmström và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nhân- Rumani Ștefan-Radu Oprea sẽ thay mặt EU ký thoả thuận tại Hà Nội vào chủ nhật (30/6).
Các thỏa thuận đạt được với Việt Nam, cùng với những văn bản được ký kết gần đây với Singapore, mở ra con đường mới cho một thỏa thuận chung giữa EU và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Jean-Claude Juncker phát biểu: "Tôi hoan nghênh quyết định của các nước thành viên EU hôm nay. Sau Singapore, các thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thứ hai được ký kết giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á, và tín hiệu cho các mối quan hệ mới giữa Châu Âu và khu vực".
Ông nhấn mạnh việc trở thành đối tác và bạn bè với Việt Nam. Hai bên cùng nhau hợp tác để phát triển một thị trường giao dịch cởi mở dừa trên công bằng và nguyên tắc.
Uỷ viên thương mại Cecilia Malmström bày tỏ niềm vui khi các quốc gia EU “bật đèn xanh” cho phép ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
Ông cho rằng: “Việt Nam là một thị trường sôi đông và giàu tiềm năng. Với lượng người tiêu dùng trên 95 triệu người, lợi ích đôi bên có thể đạt được nhiều hơn nhờ vào việc tăng cường mối quan hệ thương mại. Ngoài lợi ích kinh tế rõ ràng, thoả thuận này còn mang đến sự gia tăng việc tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lao động".
Hơn thế, ông ủng hộ Việt Nam trong việc tham gia các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Hiệp định thương mại này sẽ loại bỏ hầu hết thuế hải quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa hai bên. EU sẽ hoàn toàn tôn trọng nhu cầu phát triển của thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các điều khoản cụ thể để loại bỏ các trở ngại kỹ thuật, như các vấn đề trong lĩnh vực xe hơi. Và đảm bảo việc 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu được công nhận là Chỉ dẫn địa lý được bảo vệ tại Việt Nam.
Nhờ có đó, các công ty EU cũng sẽ có thể tham gia đấu thầu tại thị trường Việt Nam trên cơ sở bình đẳng với các công ty trong nước.
Bên cạnh những cơ hội về kinh tế, cả EU và Việt Nam đã đồng ý thực hiện các biện pháp phát triển một cách bền vững mạnh mẽ.
Bao gồm cam kết thực hiện hiệu quả Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu, tuân thủ các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến các quyền cơ bản cuả người lao động.
Cuối cùng,Thỏa thuận cũng thiết lập nền tảng dành riêng cho EU và Việt Nam để đảm bảo các cam kết sau đây.
Cụ thể là gần đây Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ILO về thương lượng tập thể và ý định của Việt Nam về việc phê chuẩn hai công ước cơ bản nổi bật của ILO muộn nhất vào năm 2023.
Ngoài ra, hiệp định thương mại EU- Việt Nam có bao gồm thể chế và pháp lý, cho phép các hoạt động không đi quá giới hạn quyền lao động.
Thỏa thuận bảo vệ đầu tư bao gồm các quy tắc hiện tại về việc thực thi bảo vệ đầu tư thông qua Hệ thống Tòa án Đầu tư mới. Và đảm bảo quyền của chính phủ ở cả hai bên, để bảo tồn lợi ích công dân.
Thoả thuận này sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 quốc gia thành viên EU hiện đang có với Việt Nam để tăng tính minh bạch nhằm đảm bảo tính pháp lý mới và ngăn ngừa xung đột lợi ích.
Sau khi được Hội đồng chứng thực, các thỏa thuận sẽ được EU và Việt Nam ký kết và trình lên Nghị viện Châu Âu. Một khi Nghị viện châu Âu đã chấp thuận, hiệp định thương mại có thể được Hội đồng chính thức ký kết và có hiệu lực.
Tuy nhiên, các thỏa thuận bảo vệ đầu tư cần được các quốc gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục nội bộ.
Sơ lược quan hệ thương mại EU-Việt Nam
Việt Nam được xem là đối tác thương mại lớn thứ 2 cuả EU trong khu vực ASEAn, chỉ sau Singapore. Với mức thương mại trị giá 49,3 tỷ EURO hàng hoá và hơn 3 tỷ EURO cho các loaị hình dịch vụ.
Năm 2017, trong khi cổ phiếu đầu tư của EU tại Việt Nam vẫn khiêm tốn ở mức 6 tỷ EURO, số lượng các công ty Châu Âu thành lập trung tâm phục vực sông Mê Kông ngày càng tăng.
Hàng hoá nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, giày dép và hàng dệt may, ngoài ra còn có đồ nội thất và nông sản. EU xuất khẩu chủ yếu sang Viêt Nam các loại máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm và đồ uống.