Dự báo lợi nhuận quý 1 của HPG, VPB, DXG, PVD, DBC, MWG... tăng bằng lần

Theo MBS, thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong Q1/2024 với dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng cao.
Theo các chuyên gia kinh tế, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được dự báo khá lạc quan, tăng trưởng GDP sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5-6,5%, nằm trong nhóm đầu tế giới. Đây là yếu tố nền tảng quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
Chứng khoán MBS cho rằng lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức tăng 15% so với cùng kì (svck) trong Q1/2024, được hỗ trợ bởi mức nền thấp cùng kỳ và mặt bằng lãi suất thấp. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được dự báo sẽ giảm nhẹ trong năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giúp giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Du bao loi nhuan quy 1 cua HPG, VPB, DXG, PVD, DBC, MWG... tang bang lan-Hinh-2

Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong Q1/2024. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng và đặc biệt chú ý đến các ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt và rủi ro thấp

Ngành ngân hàng sẽ giữ nhịp tăng trưởng toàn thị trường với ước tính lợi nhận (LN) tăng 20%. Khi cầu tín dụng vẫn đang cho thấy sự suy yếu, trong Q1/24 sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có lợithế riêng về mảng cho vay (HDB, TCB, ...) hoặc những ngân hàng có chất lượng tài sản cải thiện, giảm bớt áp lực trích lập dự phòng (BID, TCB,STB) sẽ có kết quả kinh doanh (KQKD) khả quan hơn so với toàn ngành.
Các ngành đạt mức tăng trưởng LN nổi bật gồm thép (+163%) và bán lẻ (+49%) tới từ mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thép dự kiến tăng trưởng và cao hơn svck. Một vài nguyên nhân được chỉ ra như: giá nguyên liệu đầu vào (quặng, than) giảm nhanh hơn giá thành phẩm, nhu cầu thép nội địa tăng nhẹ, giá xuất khẩu cao do chốt giá trước 3 tháng. Bên cạnh đó, với việc Q1 là thời kỳ thấp điểm trong xây dựng cùng với việc nhu cầu thép tại Trung Quốc yếu cũng có thể ảnh hưởng đến giá thép trong tương lai.
Sức khỏe vĩ mô thế giới phục hồi cùng khu vực sản xuất tăng trưởng trở lại giúp cho thu nhập của người tiêu dùng cải thiện, từ đó nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Tuy mức tiêu thụ nhìn chung vẫn ở ngưỡng yếu nhưng đã có sự phân hóa theo ngành hàng. Ngành bán lẻ quý 1/2024: Phân hóa theo ngành hàng. Có thể kể ra như ICT và ngành trang sức dự báo có doanh thu đi ngang. Ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng nhờ vĩ mô phục hồi và độ phủ song mở rộng. Nhu cầu mua bán vàng nhẫn, vàng miếng tăng.
Trong lĩnh vực Bất động sản, 3 dự thảo luật BĐS quan trọng được thông qua, dự kiến áp dụng từ 1/1/2025. Doanh nghiệp sở hữu quỹ đất sạch và dự án đủ điều kiện mở bán sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng quý 1/2024 chưa phục hồi do thiếu dự án ghi nhận và rủi ro thanh khoản giảm do doanh nghiệp chủ động mua lại TPDN và cơ cấu lại nợ.
Với một số nhóm ngành khác, ngành Dầu khí có kết quả kinh doanh phân hóa trong Q1/24, với khu vực thượng nguồn sáng sủa hơn. Ngành Điện chưa thực sự khả quan nhưng có triển vọng cải thiện trong dài hạn nhờ cơ chế giá điện mới. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp được cho là sẽ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước Dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh và cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư đã góp phần thúc đẩy ngành khu công nghiệp tiếp tục là điểm sáng đầu tư trong quý 1/2024.
Du bao loi nhuan quy 1 cua HPG, VPB, DXG, PVD, DBC, MWG... tang bang lan-Hinh-3
Dự báo lợi nhuận Q1/24 các doanh nghiệp.
Thảo Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN