Dòng tiền của nhà đầu tư trong nước sẽ quyết định xu hướng thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020

Trong một báo cáo gần đây của Chứng khoán BIDV (BSC), công ty chứng khoán này nhận định rằng dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước quyết định xu hướng thị trường vào nửa cuối năm 2020.

Tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ

Những báo có mới nhất này cho thấy Việt Nam chưa có cơ hội nâng hạng cũng như tạo ra đột phá trong việc thu vốn ngoại trong năm 2020. Dù vậy Việt Nam sẽ có dòng tiền mới từ MSCI Frontier 100 ETF tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam khoảng 7% tương đương 35 triệu USD khi Kuwait được chính thức nâng hạng vào tháng 11/2020.

Trong khi chờ sự thay đổi của dòng vốn ngoại, dòng vốn nội với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới vẫn là lực đỡ quan trọng của thị trường trong 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng thấp, lượng tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào đang khiến cho lãi suất tiền gửi và cho vay giảm.

Mặt bằng lãi suất bình quân giảm từ 2,5%-3%, cá biệt một số Ngân hàng như BIDV và Agribank hạ lãi suất 3 lần trong năm với tổng mức giảm từ 2,5-3%. Lãi suất giảm và mặt bằng giá chứng khoán thấp vào cuối tháng 3 đã thu hút và hình thành lực lượng nhà đầu tư (NĐT) mới tham gia TTCK.

Các NĐT mới tham gia khá tích cực thể hiện qua việc số tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ và tỷ trọng giao dịch NĐT cá nhân trong tháng 6 đạt đỉnh trong nhiều năm.

Dong tien cua nha dau tu trong nuoc se quyet dinh xu huong thi truong chung khoan nua cuoi nam 2020
 

Ngoài ra NĐT mới này chưa sử dụng đến tỷ lệ margin nên hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trong những phiên điều chỉnh. Với sự vận động của dòng tiền trong quý 2, BSC vẫn cho rằng dòng tiền của NĐT trong nước vẫn sẽ quyết định xu hướng thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Kiểm soát tốt dịch bệnh giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn

Trong quý 2, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong số ít các thị trường được khối ngoại mua ròng trong khu vực. Tuy nhiên nếu loại bỏ giá trị thỏa thuận gần 700 triệu USD thì khối ngoại vẫn bán ròng chủ yếu trên TTCK Việt Nam.

Hoạt động rút vốn không chỉ đến từ việc cơ cấu giảm quy mô, đóng quỹ từ một số quỹ mở nước ngoài còn đến từ việc các ETFs ngoại bị rút ròng bình quân 10% giá trị so với đầu năm. Hoạt động rút vốn này nằm trong xu hướng chung khi dòng tiền quốc tế vẫn đang rút khỏi khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể thay đổi vào cuối năm. Sau khi dòng vốn quốc tế giá rẻ lấp đầy các thị trường phát triển thì xu hướng vận động tìm kiếm cơ hội ở các khu vực rủi ro hơn như khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên có thể diễn ra như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.

Việt Nam giữ được ổn định vĩ mô, dần lấy được đà tăng trưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh và đang tạo ưu thế so với các nước khác. Đây là một trong những lợi thế giúp TTCK Việt Nam thu hút lại dòng vốn nước ngoài khi hình thành xu hướng chuyển dịch.

Các tổ chức đánh giá nâng hạng thị trường đã công bố báo cáo, theo đó FTSE Russell đánh giá Việt Nam đáp ứng được 7/9 tiêu chí của thị trường mới nổi trong báo cáo tháng 3; MSCI gần như giữ nguyên đánh giá trong báo cáo tháng, ngoại trừ yếu tố không có trung tâm thanh toán bù trừ riêng biệt của Việt Nam đã được loại khỏi báo cáo.

Dong tien cua nha dau tu trong nuoc se quyet dinh xu huong thi truong chung khoan nua cuoi nam 2020-Hinh-2
 Dòng tiền của nhà đầu tư mới sẽ quyết định thị trường cuối năm.

Dự báo VN-Index vận động quanh ngưỡng 650-900 điểm

Xét yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, thị trường Việt Nam trong 6 tháng cuối năm tập trung tăng trưởng của các quốc gia chủ chốt sau dịch bệnh, ảnh hưởng của làn sóng thứ 2 và cơ hội phát triển vaccine chống COVID-19, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, bầu cử Mỹ và căng thẳng địa chính trị tại những điểm nóng.

Về mặt nội tại, các động lực tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng đã hồi phục mạnh mẽ tạo nền cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm. Dù vậy nền kinh tế vẫn đối mặt với một số khó khăn khi các đối tác thương mại chính hồi phục chậm chạp và kiểm soát đà tăng của CPI.

Kết quả kinh doanh quý 2 nhiều khả năng sụt giảm mạnh tuy nhiên dòng tiền tham gia mới có thể giúp thị trường sớm ổn định mặt bằng giá và khởi động nhịp tăng mới khi dòng tiền đầu cơ trở lại.

BSC dự báo VN-Index có thể vận động quanh 832 tăng hoặc giảm 70 điểm, với vùng giá trọng tâm từ 795 đến 900 điểm trong 6 tháng cuối năm 2020. 2 kịch bản tham khảo và BSC đánh giá cao về kịch bản tích cực với việc VN-Index tạo nền tích lũy quanh 800 điểm và đóng cửa quanh 900 điểm vào cuối năm. Sau nhịp phân hóa tháng 7, thị trường có nhịp vận động tăng giảm mạnh nhờ dòng tiền đầu cơ và sự trở lại của dòng vốn ngoại.

Ở kịch bản còn lại, VN-Index có thể giảm dưới 800 điểm và có nhịp biến động tiêu cực hướng kiểm tra đáy ngắn hạn tại 650 điểm khi có nhiều thông tin bất lợi từ thế giới và khối ngoại đẩy mạnh rút ròng.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN