Lý do là lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 203,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2021 là âm 4.467,1 tỷ đồng, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.
Trước đó, cổ phiếu HAG bị chuyển từ diện cảnh báo sang kiểm soát từ ngày 28/4/2021 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2020 là số âm.
Vào cuối tháng 7/2022, Hoàng Anh Gia Lai đã có văn bản báo cáo về tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát. Theo đó, công ty của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức cho biết căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 công bố ngày 30/7, HAG tạm thời đã khắc phục được nguyên nhân chứng khoán của công ty bị đưa vào diện kiểm soát.
Cụ thể, bán niên 2022, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAG đạt 522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30/6/2022 là âm 3.946 tỷ đồng.
Với diễn biến thuận lợi, HAG dự kiến sẽ sớm đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho năm 2022 là 1.120 tỷ đồng và thậm chí vượt kế hoạch từ 20% - 30%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG đã có đà tăng phi mã từ vùng đáy 7.000 đồng/cp hồi tháng 6 lên 13.900 đồng/cp chốt phiên 23/9. Tuy nhiên, theo áp lực điều chỉnh của thị trường chung, HAG đã quay đầu giảm về mốc 10.750 đồng/cp (kết phiên 7/10).
Đáng chú ý, hồi đầu năm 2022, cổ phiếu HAG từng có nguy cơ sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lỗ liên tiếp trong ba năm, từ 2017-2019 và lợi nhuận chưa phân phối hiện vẫn là số âm.