Cơ hội và thách thức đan xen quý 2: Chiến lược đầu tư chứng khoán nào hợp lý?

Xét về mặt định giá, thị trường đang ở vùng giá thấp so với lịch sử, phản ánh trước kỳ vọng lợi nhuận thị trường có thể sụt giảm trong Quý 1 và Quý 2 năm 2023. 
Agriseco Research vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư quý 2/2023 với nhận định Đi ngang và phân hóa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Các yếu tố rủi ro bất định từ trong và ngoài nước vẫn đang hiện hữu có thể kể đến như: Fed duy trì lãi suất ở mức cao; Rủi ro hệ thống Ngân hàng quốc tế; Kinh tế suy thoái; Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cơ hội cũng dần được mở ra trong bối cảnh nhiều tín hiệu tích cực xuất hiện như: Dấu hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ khi NHNN Việt Nam đã 2 lần hạ lãi suất điều hành; Một số chính sách mới được ban hành hỗ trợ thị trường Trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cũng như toàn nền kinh tế.
Yếu tố tích cực
NHNN đã có 2 đợt hạ lãi suất điều hành trong năm 2023, cho thấy dấu hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ. Agriseco Research đánh giá mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm xuống trong thời gian tới, giúp các ngân hàng thương mại có dư địa giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Khi lãi suất huy động giảm, dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển từ kênh tiền gửi sang kênh đầu tư có lợi suất kỳ vọng cao hơn, trong đó có chứng khoán. Khi lãi suất cho vay giảm, doanh nghiệp sẽ giảm áp lực về chi phí tài chính, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục và cải thiện lợi nhuận, từ đó làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán. Nhìn chung, việc hạ lãi suất thường sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế, mặc dù sẽ cần thời gian để thẩm thấu.
Co hoi va thach thuc dan xen quy 2: Chien luoc dau tu chung khoan nao hop ly?
 
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ phản ánh trước kỳ vọng và tâm lý của nhà đầu tư, do đó Agriseco Research cho rằng dòng tiền tại kênh chứng khoán sẽ sớm được khơi thông khi lãi suất điều hành có xu hướng tạo đỉnh và đảo chiều đi xuống.
Các chính sách mới ban hành hỗ trợ thị trường và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Trong đó, Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 về phát hành TPDN được ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3. Agriseco Research đánh giá Nghị định 08 có tác động tích cực đến thị trường, giúp tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết và xử lý trái phiếu doanh nghiệp thông qua thương lượng, cơ cấu, hoán đổi tài sản, giúp các doanh nghiệp giảm nguy cơ vỡ nợ trái phiếu. Sau đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những phản ứng tương đối tích cực khi số liệu về giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đã tăng trở lại trong tháng 3 kể từ khi NĐ08 có hiệu lực vào ngày 15/3.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tích cực hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua ban hành các chính sách, trong đó có Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ: Về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về đất đai. 
Các chính sách mới ban hành mang tính định hướng và hỗ trợ thị trường cho thấy sự nới lỏng hơn của Chính phủ đối với thị trường bất động sản. Pháp lý là vướng mắc lớn nhất để giải quyết vấn đề nguồn cung bất động sản đang được Chính phủ quan tâm và thay đổi. 
Những chính sách mới này sẽ cần thời gian để thẩm thấu vào thị trường BĐS tuy nhiên trong ngắn hạn sẽ có tác động tích cực đến thị trường và nhóm cổ phiếu bất động sản.
Yếu tố tiêu cực
Lãi suất Fed tăng nhanh và duy trì mức cao gây ra nhiều hệ lụy như rủi ro hệ thống ngân hàng thế giới và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. 
Mặt bằng lãi suất tăng nhanh và duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian dài dẫn đến nhiều hệ lụy. Trong đó nổi bật thời gian gần đây là sự kiện một số ngân hàng Mỹ sụp đổ (SVB, Signature Bank, Silvergate Bank) hay sự bất ổn liên quan đến Credit Suisse. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu vốn đã suy giảm tăng trưởng sau quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, có thể rơi vào suy thoái trong môi trường lãi suất cao kéo dài. 
Thêm vào đó, áp lực trái phiếu đến hạn sẽ gia tăng trong Quý 2 và Quý 3 năm nay. Mặc dù Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 về phát hành TPDN riêng lẻ được ban hành đã tạo hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực về trái phiếu đến hạn nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp không thanh toán lãi và gốc trái phiếu đúng hạn.
Co hoi va thach thuc dan xen quy 2: Chien luoc dau tu chung khoan nao hop ly?-Hinh-2
 
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ cần phải sắp xếp dòng tiền để trả lãi và gốc. Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc thu xếp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ không dễ dàng, do đó các doanh nghiệp có thể phải thanh lý tài sản trong đó có cổ phiếu để thu về dòng tiền, qua đó tạo áp lực lên thị trường. 
Triển vọng lợi nhuận toàn thị trường trong Quý 1 và Quý 2 năm 2023 nhiều khả năng sẽ giảm so với cùng kỳ trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới đối mặt với tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế khiến sức cầu tiêu thụ yếu hơn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong nước, nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn khi tăng trưởng GDP Quý 1 năm 2023 so với cùng kỳ chỉ đạt 3,32%, đây là mức thấp thứ 2 trong giai đoạn 2011-2023. Bên cạnh đó, mức nền KQKD cao cùng kỳ năm 2022 cũng tạo ra áp lực lớn lên tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm 2023.
Co hoi va thach thuc dan xen quy 2: Chien luoc dau tu chung khoan nao hop ly?-Hinh-3
 
Chiến lược đầu tư như nào hợp lý?
Trước những cơ hội và thách thức đan xen, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự phục hồi khá tích cực với mức tăng 4,5% kể từ đầu năm 2023 và đang quay trở lại chinh phục mốc 1.100 điểm.
Xét về mặt định giá, thị trường đang ở vùng giá thấp so với lịch sử, phản ánh trước kỳ vọng lợi nhuận thị trường có thể sụt giảm trong Quý 1 và Quý 2 năm 2023. Cụ thể VN-Index đang được giao dịch ở mức P/E 11,9 lần và P/B 1,68 lần, đều dưới 1 lần độ lệch chuẩn. Đây là mức định giá phù hợp của thị trường trong bối cảnh “tranh tối tranh sáng” như hiện tại.
Agriseco dự báo VN-Index sẽ tiếp tục biến động trong biên độ 1.000 – 1.100 điểm trong Quý 2; Lợi nhuận toàn thị trường Q1/2023 và Q2/2023 có thể tiếp tục suy giảm lần lượt 15-20% và 5-10% so với cùng kỳ trước khi lấy lại đà tăng trưởng vào nửa cuối năm 2023.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ triển vọng lợi nhuận kém khả quan của nhiều nhóm ngành trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và mức nền lợi nhuận cao cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, các nhóm ngành xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đối mặt với nguy cơ suy thoái. Ngành BĐS được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2023 khi thanh khoản thị trường sụt giảm, số lượng các dự án mới hạn chế trong bối cảnh các nhà phát triển BĐS khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, rủi ro từ thị trường BĐS cũng tác động không nhỏ tới hệ thống ngân hàng và có thể làm tăng rủi ro về nợ xấu. Hai ngành trụ cột là ngân hàng và BĐS gặp nhiều khó khăn sẽ có tác động liên đới tới nhiều nhóm ngành khác.
Trong bối cảnh thị trường có những cơ hội và thách thức đan xen như hiện tại, nhà đầu tư cần phải xây dựng được cho mình chiến lược đầu tư phù hợp để bảo toàn vốn cũng như chọn lọc cơ hội trên thị trường.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN