Chứng khoán ngày 9/11: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 9/11.

Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 27.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu cho CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) thêm 2% lên 27.900 đồng/CP do điều chỉnh tăng 4% dự báo EPS tổng hợp giai đoạn 2021-2026 và duy trì khuyến nghị MUA.

VCDC kỳ vọng NT2 sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi hoạt động sản xuất và dự báo lợi suất cổ tức hấp dẫn là 8,6%/9,4%/12,9% dựa trên DPS là 2.000/2.200/3.000 đồng lần lượt cho các năm 2021/2022/2023.

VCSC nâng dự phóng LNST theo báo cáo năm 2021/2022 thêm lần lượt là 23%/5%, sau khi lợi nhuận điều chỉnh cao hơn dự kiến 90% trong quý 3/2020 và tăng nhẹ giả định giá bán trung bình (ASP) trong năm 2022.

Dự báo LNST điều chỉnh năm 2022 (không bao gồm khoản bồi thưởng lỗ tỷ giá trước đó) phục hồi 26% YoY do lượng mưa dự kiến thấp hơn ở Việt Nam trong năm 2022 so với năm 2021 và dự báo giá thị trường điện (CGM) tăng 17% YoY cho ngành.

Tính đến quý 3/2021, dòng tiền tự do ước tính đạt 1,3 nghìn tỷ đồng/năm, sẽ dễ dàng hỗ trợ cho DPS là 3.000 đồng/CP trong khi 1,0 nghìn tỷ đồng lợi nhuận giữ lại có thể hỗ trợ tỷ lệ cổ tức/lãi trên mỗi cp trên 100%.

Dựa theo dự báo, NT2 đang giao dịch với EV/EBITDA dự kiến năm 2022 là 5,0 lần so với EV/EBITDA trung bình trượt trong khu vực là 11,0 lần cho các nhà máy điện đơn lẻ.

Yếu tố hỗ trợ: Cổ tức cao hơn dự kiến (VCSC cho rằng POW sẽ cần nhiều tiền hơn để tài trợ cho khoản đầu tư sắp tới cho các nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 & 4 à dự án điện LNG Quảng Ninh được phê duyệt gần đây vào năm 2022-2023 và do đó có thể yêu cầu NT2 trả cổ tức cao hơn).

Rủi ro: Ghi nhận tiền đền bù thấp hơn dự kiến cho các khoản lỗ tỷ giá.

Chung khoan ngay 9/11: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị mua cổ phiếu nào phiên 9/11?

Mở vị thế mua HAX tại mức giá 25.650 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): HAX đang hình thành xu hướng tăng giá sau khi tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng hỗ trợ 24.5. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, ủng hộ xu hướng tăng giá ngắn hạn.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 25.65, chốt lãi tại ngưỡng 31.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.5.

Khuyến nghị mua DCM với giá mục tiêu 41.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) và nâng giá mục tiêu thêm 34% khi chúng tôi có quan điểm lạc quan cho rằng DCM sẽ được hưởng lợi từ việc giá urê tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng và phân khúc NPK của công ty là động lực tiềm năng cho lợi nhuận trong trung hạn.

VCSC tăng giá mục tiêu thêm 34% khi 1) tăng dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2021-2026 thêm 21,1% tương ứng với mức điều chỉnh tăng 7,4% trong dự báo giá bán urê, 2) loại bỏ 'chiết khấu minh bạch' 10% và 3) tăng trưởng năm cuối cùng trong mô hình dự báo cao hơn và chi phí nợ thấp hơn.

Kỳ vọng nguồn cung phục hồi chậm từ Châu Âu/Trung Quốc sẽ giữ giá urê quốc tế ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2022. Ngân hàng Thế giới gần đây đã công bố dự báo giá urê năm 2021 và 2022 (không bao gồm phí vận chuyển) lần lượt ở mức 380 USD/tấn (+65,9% YoY) và 375 USD/tấn (-1,3 % YoY).

VCSC dự báo lợi nhuận sẽ giảm 6,4% YoY trong năm 2022 sau khi tăng 90,4% YoY trong năm 2021 do lợi nhuận thấp hơn từ mảng urê, mặc dầu lợi nhuận thêm từ nhà máy NPK và chi phí quản lý & quản lý doanh nghiệp giảm.

Kỳ vọng nhà máy urê của DCM sẽ hoàn thành khấu hao vào năm 2024 và dự báo lợi nhuận ròng đạt 1,6 nghìn tỷ đồng - tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

DCM có năng lực tài chính mạnh với số dư tiền mặt ròng là 161 triệu USD và tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là -55,7%, điều này hỗ trợ các dự báo cho cổ tức tiền mặt giai đoạn 2021-2023 là 1.200 đồng/CP (lợi suất 3,5%) và cổ tức tiền mặt giai đoạn 2024-2025 là 2.000 đồng/CP (lợi suất 5,8%).

DCM hiện giao dịch với EV/EBITDA năm 2022 là 5,2 lần - chiết khấu khoảng 35% so với trung vị EV/EBITDA trượt của các công ty cùng ngành trong khu vực.

Yếu tố hỗ trợ: Tiến độ thoái vốn Nhà nước tiến triển vào năm 2022; cổ tức tiền mặt cao hơn. Rủi ro: Giá urê toàn cầu hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN