Khuyến nghị mua cho DPM với giá mục tiêu 17.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố kế hoạch năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 8,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 365 tỷ đồng, lần lượt cao hơn 5,9% và thấp hơn 50,6% so với dự báo cho năm 2020.
Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận ròng mục tiêu năm 2021 thấp hơn 9,8% và 15,7% mục tiêu năm 2020 của công ty.
Mục tiêu lợi nhuận ròng năm 2021 của DPM thấp hơn 50,6% dự báo, VCSC cho rằng nguyên nhân do công ty thường thận trọng trong việc đề ra mục tiêu. Lưu ý rằng lợi nhuận ròng thực tế cao hơn 1,7-2,0 lần mục tiêu của công ty trong vòng 2 năm qua.
Trong khi đó, DPM đặt mục tiêu cổ tức tiền mặt năm 2021 đạt 1.000 đồng/cp (lợi suất 5,2%) – thấp hơn khoảng 17% so với dự báo là 1.200 đồng/cp (lợi suất 6,3%). Lưu ý rằng công ty đã tăng kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2020 lên 1.200 đồng/cp, từ con số ban đầu là 1.000 đồng/cp.
VCSC nhận thấy thay đổi không đáng kể đến dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 754 tỷ đồng (+4,4% YoY) trong năm 2021.
Khuyến nghị mua cho DPM với giá mục tiêu 17.900 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 1,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,8%). DPM hiện được giao dịch tại P/E năm 2021 là 12,1 lần và P/B là 0,9 lần.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 6/1? |
Khuyến nghị khả quan QNS với giá mục tiêu 36.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) công bố KQKD năm 2020 sơ bộ, bao gồm doanh thu đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (-11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1 nghìn tỷ đồng (-20% YoY), cao hơn 6% và 4% so với dự báo.
Trong khi đó, VCSC cho rằng lợi nhuận giảm trong năm 2020 so với năm 2019 chủ yếu do (1) sản lượng đường thấp hơn do thời tiết khô và nóng trong niên vụ mía đường 2019/2020 và (2) tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với tiêu thụ sữa đậu nành trong nước.
QNS cũng công bố kế hoạch năm 2021 với doanh thu đạt 8 nghìn tỷ đồng (+17% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 913 tỷ đồng (-12% YoY). Trong khi kế hoạch doanh thu phù hợp với dự báo, kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn 19% so với dự báo.
Tuy nhiên, VCSC lưu ý rằng QNS thường đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng. Trong năm 2020, QNS vượt 14% mục tiêu LNST sau lợi ích CĐTS đã đề ra.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho QNS với giá mục tiêu 36.000 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng -2,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,5%.
Khuyến nghị nắm giữ HPG với giá mục tiêu 46.000 đồng/cp
CTCK MB (MBS): Định giá mục tiêu 1 năm là 46.000 đồng/cp dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, với WACC là 13,2% và tăng trưởng dài hạn là 2% với kỳ vọng giá HRC duy trì trung bình trên 600 USD/tấn.
Trong trường hợp giá HRC duy trì trung bình trên 700 USD/tấn, giá mục tiêu của HPG được điều chỉnh là 60.000 đồng/cp.
Luận điểm đầu tư: HPG là công ty dẫn đầu thị trường thép tại Việt Nam, với sức khỏe tài chính và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. HPG có giá thành sản xuất thấp hơn hẳn so với các đối thủ trong nước và nhiều DN nước ngoài, vì vậy ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn của ngành, HPG sẽ có cơ hội lớn để giành thị phần và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn lớn.
HPG sẽ có mức tăng trưởng ổn định trong 2-3 năm tới từ dự án Dung Quất, và những năm sau sẽ có hiệu quả và biên lợi nhuận ngày càng cao do giảm dần sức ép từ chi phí vay và khấu hao.
Tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ kinh tế vĩ mô thuận lợi: tăng trưởng GDP cao, lãi suất duy trì thấp và ổn định, đầu tư công tăng trưởng trong những năm tới và tỷ lệ sử dụng thép trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp.
Rủi ro chính: Virus Corona gây suy giảm tới kinh tế toàn cầu, có thể ảnh hưởng tới nhu cầu và giá thép thế giới cũng như trong nước.
Rủi ro chung đối với thép Việt Nam: (1) tính chất biến động chu kỳ và ngắn hạn của giá thép và giá quặng sắt; (2) rủi ro từ thặng dư cung toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc; và (3) cạnh tranh trong nước do các DN gia tăng năng lực sản xuất.