Chứng khoán ngày 31/8: VPB, MBB, QNS được khuyến nghị

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 31/8.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPB nằm tại mốc 22.900 đồng/cp

CTCK BSC (BSI): VPB vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn, giữ vững sắc xanh sau chuỗi 2 phiên tăng điểm liên tiếp.

Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Phiên 28/8, chỉ báo xu hướng MACD nằm trên đường tín hiệu; đồng thời, chỉ báo động lượng RSI nằm trên giá trị 50.000 đồng/cp nhưng chưa đi vào vùng quá mua, nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPB nằm tại khu vực 22.900 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 25.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 22.200 đồng/cp bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua cho MBB

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 1,3% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB).

Mức điều chỉnh tăng giá mục tiêu của VCSC chủ yếu đến từ (1) mức tăng 3% trong dự báo tổng thu nhập ròng 2020-2024 so với dự báo và phần nào bù trừ bởi (2) giả định rằng MBB sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong kỳ dự báo so với dự báo 500 đồng/CP mỗi năm trước đây.

Tỷ lệ các khoản vay tái cơ cấu nằm trong nhóm thấp trong số các ngân hàng theo dõi là 2,3% tính đến hết 6 tháng 2020. Duy trì kỳ vọng rằng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không quá 5% dự phóng 2020 khoản vay hợp nhất 2020. Kỳ vọng tỷ lệ xóa nợ sẽ đạt định trong nam 2021 ở mức 2% khoản vay gộp.

VCSC nâng dự phóng thu nhập ròng 2020 thêm 7% lên 7,6 nghìn tỷ đồng (-6% YoY) do (1) mức tăng 3% trong lợi nhuận trước dự phòng và (2) mức giảm 2% trong phí dự phòng.

Chung khoan ngay 31/8: VPB, MBB, QNS duoc khuyen nghi
 Chọn cổ phiếu nào giao dịch ngày 31/8?

VCSC duy trì quan điểm rằng sẽ là thách thức để MBB có thể duy trì NIM trong năm 2020 – trong bối cảnh mức cơ sở cao của năm 2019 – khi giảm lãi suất cho vay, giảm tỷ trọng cho vay bán lẻ tại ngân hàng mẹ và ban lãnh đạo điều chỉnh cơ cấu cho vay của MCredit (mảng tài chính tiêu dùng) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi suất IEA (tài sản sinh lãi). Giấy tờ có giá tăng nhanh cũng bù trừ cho xu hướng giảm của chi phí huy động đến từ mức giảm trần lãi suất huy động.

VCSC cho rằng định giá hiện tại của MBB – hiện đang ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân có tỷ lệ CAR tương đồng – là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 0,9 lần khi ngân hàng có tỷ lệ vốn dự phòng quy định đủ để tận dụng cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B dự phóng cho năm 2020 là 1,1 lần.

Rủi ro: Tỷ lệ CASA có khả năng giảm và rủi ro thực hiện tại MCredit; không thể kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến nợ xấu cao hơn.

Khuyến nghị phù hợp thị trường cho QNS

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị của CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) từ khả quan thành phù hợp thị trường sau khi giá cổ phiếu đã tăng 60% trong 3 tháng qua.

Theo quan điểm của VCSC, việc phân bổ vốn không hiệu quả cho mảng kinh doanh đường có biên lợi nhuận thấp và biến động cao là trở ngại chính cho tiếp tục định giá lại bất chấp vị trí số 1 trong thị trường sữa đậu nành và dự phóng lợi suất FCV/EV đạt 11-18% giai đoạn 2020-2022.

VCSC nâng giá mục tiêu thêm 29% chủ yếu do giảm chiết khấu định giá từ 45% còn 30% khi không còn áp dụng mức chiết khấu 15% cho việc bán cổ phiếu của các cổ đông nội bộ.

Các cổ đông nội bộ của QNS đã mua ròng kể từ tháng 10/2019. Trong khi đó, VCSC duy trì dự bao tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022.

VCSC dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS sẽ giảm 23% năm 2020 khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu sữa đậu nành trong nước trong khi thời tiết không thuận lợi trong mùa 2019/2020 ảnh hưởng đến năng suất mía đường và tương ứng là khả năng sinh lời mảng đường.

Trong bối cảnh dự báo tiêu thụ sữa đậu nành sẽ phục hồi (tốc độ tăng trưởng kép 7% trong giai đoạn 2020-2022) – với giả định các gián đoạn do dịch COVID-19 trong năm 2021 sẽ giảm dần so với 2020 – và khả năng thời tiết quay trở lại mức thông thường, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS sẽ phục hồi 16%/11% trong năm 2021/2022.

Yếu tố hỗ trợ: các sự kiện doanh nghiệp giúp tái định giá mảng kinh doanh sữa đậu nành của QNS, khi VCSC cho rằng sẽ được định giá cao hơn bởi thị trường khi tính riêng mảng này.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN