Chứng khoán ngày 31/5: NLG, VCB và FPT được gọi tên?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu NLG, VCB và FPT trong ngày 31/5?
NLG (Khuyến nghị Khả quan): Cố định chi phí sử dụng đất
Chứng khoán Yuanta: Một năm khó khăn đối với doanh số bán trước. NLG dự báo giá trị hợp đồng bán trước năm 2023 là 9.430 tỷ đồng (-7% YoY), chủ yếu dựa trên các dòng sản phẩm là Ehome, Ehome-S (nhà ở xã hội với biên lợi nhuận được giới hạn ở mức 10%) và Flora. Thêm vào đó, NLG dự kiến chỉ mở bán 256 căn hộ Valora trong năm 2023.
Chúng tôi có quan điểm thận trọng hơn so với ban lãnh đạo NLG về doanh số bán trước năm 2023 do chúng tôi cho rằng sự suy giảm của thị trường sẽ kéo dài cho đến 1H2024, vì vậy dự báo giá trị hợp đồng bán trước của chúng tôi là 7.455 tỷ đồng (-27% YoY).
Các chỉ tiêu thu nhập năm 2023 của NLG có thể đạt được nhờ hiệu suất bán trước khá tốt trong hai năm trước. Giá trị hợp đồng bán trước năm 2021 là 5.295 tỷ đồng (+40% YoY) và năm 2022 là 10.152 tỷ đồng (+73% YoY).
Do đó, NLG sẽ ghi nhận lợi nhuận khi bàn giao các căn hộ tại Akari City, Mizuki, Southgate và Izumi. NLG cũng kỳ vọng ghi nhận khoản doanh thu 240 tỷ đồng từ việc bán một tài sản bất động sản thương mại. Ngoài ra, ban lãnh đạo NLG tự tin rằng họ có thể hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để ghi nhận khoản lợi nhuận 250 tỷ đồng từ việc thoái vốn 25% cổ phần tại Paragon Đại Phước.
NLG duy trì chiến lược tài chính thận trọng, với tỷ lệ tiền mặt/ nợ vay ngắn hạn cao và đòn bẩy nợ thấp giúp NLG ít bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của thị trường bất động sản và những khó khăn của thị trường tài chính. Điều này giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Ngoài ra, NLG có thể tiếp tục củng cố tình hình tài chính của công ty bằng cách bán thêm 10-15% cổ phần của Izumi City và 50% của Waterpoint giai đoạn 2; Theo ban lãnh đạo, hai khoản thoái vốn này có thể tạo ra doanh thu từ 200-250 triệu USD.
Điều quan trọng là NLG đã hoàn thành các thủ tục liên quan đến xác định tiền sử dụng đất (LUR) cho tất cả các dự án của họ, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các thay đổi về quy định về LUR trong tương lai.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ- Khả quan đối với NLG. Giá trị hợp lý ước tính mới của chúng tôi là 37.800 đồng/cổ phiếu tương ứng với mức sinh lời trong 12T là 17,5%. Con số này thấp hơn -32% so với mục tiêu trước đó của chúng tôi. Mức giảm này dựa trên ba giả định chính (1) thời gian phát triển dự án kéo dài do chúng tôi dự báo thị trường sẽ phục hồi chậm, ít nhất là đến 2H2024, (2) giá bán trung bình giảm do giá thị trường thực tế đã giảm và nguồn cầu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện tại (3) chi phí bán hàng và quản lý tăng so với trước đó, do công ty phải thực hiện các gói khuyến mãi như là hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà.
Chung khoan ngay 31/5: NLG, VCB va FPT duoc goi ten?
 
VCB (Khuyến nghị Khả quan): Dự phòng vững chắc là động lực tăng trưởng
VNDirect: LN ròng Q1/23 tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chi phí dự phòng thấp hơn
Trong Q1/23, tổng thu nhập HĐKD của VCB đạt ~18,5 nghìn tỷ đồng (+11% svck) trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 14% và NIM giảm 22 điểm cơ bản svck. Tại cuối Q1/23, tín dụng của VCB tăng 2,5% sv đầu năm – hơi nhỉnh hơn sv mức tăng 2,1% của cả ngành, phù hợp với hạn mức tín dụng được nhận (9,6%). NIM giảm 22 điểm cơ bản khi NH liên tục giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Về mặt chi phí, chi phí tín dụng của VCB giảm 22 điểm svck xuống 0,7%, giúp LN ròng của NH đạt ~9 nghìn tỷ đồng (+13% svck), vượt trội hơn sv mức tăng 6% tổng của 25 NH niêm yết.
Hầu hết các chỉ số tài chính đều vượt trội so với ngành
Tỷ lệ nợ xấu của VCB giữ nguyên ở mức 0,8% tại cuối Q1/23, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng lên 1,9% tại cuối Q1/23 từ mức 1,4% tại cuối Q1/22. Nợ nhóm 2 của NH tăng mạnh 66,5% svck trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn thấp hơn sv mức tăng của cả ngành (110%). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VCB đi ngược xu thế ngành khi cải thiện nhẹ từ 317% tại cuối năm 2022 lên mức 321% cuối Q1/23. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của top 15 NH niêm yết giảm xuống 130% từ 150% tại cuối 2022. Trong Q1/23, CIR của NH tăng nhẹ lên 28,5% từ 27% trong Q1/22, nhưng vẫn thấp hơn nhiều sv mức trung bình ngành (33%).
Chúng tôi nâng dự phóng EPS lên 3,1%/5,8%/4,1% trong 2023-25
Chúng tôi dự phóng tăng trưởng kép LN ròng của VCB đạt mức 13,3% trong 2023-25. Chúng tôi giảm dự phóng tăng trưởng tín dụng từ 12% xuống 10% để phản ánh nhu cầu tín dụng yếu hơn. Tại cuối T4/23 tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 3% svck, thấp hơn nhiều sv mức tăng 6% tại cuối Q1/22. Chúng tôi hạ dự phóng chi phí tín dụng từ 1%/1,1%/1% xuống 0,8%/0,8%/0,7% trong 2023-25 do NH đã quản lý chặt chẽ chất lượng tài sản, kể cả trong tình hình khó khăn tại thời điểm hiện tại và TT02/23 mới được ban hành sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí dự phòng cho các NHTM. Tóm lại, chúng tôi dự báo EPS của VCB sẽ tăng 16,1%/13,0%/8,3% trong 2023-25.
Nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 108.700đ/cp
Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 108.700đ/cp và khuyến nghị lên Khả quan do chúng tôi nâng dự báo EPS 3-6% trong 2023-25, chủ yếu từ điều chỉnh chi phí tín dụng thấp hơn và P/B mục tiêu 3,3 lần từ 3,0 lần trước đây – cũng là mức trung bình 5 năm nhờ kết quả kinh doanh vượt trội sv ngành và chất lượng tài sản hàng đầu. Rủi ro tăng giá là mức giá phát hành riêng lẻ cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá là chi phí tín dụng cao hơn dự kiến do hoạt động ngành BĐS tăng trưởng chậm lại.
FPT (Khuyến nghị Mua): Duy trì tăng trưởng hai chữ số
Chứng khoán BSCChúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 96,300 VNĐ/CP, (+16% so với mức giá ngày 30/05/2023) cho năm 2023 dựa trên hai phương pháp FCFF và PE với tỷ trọng 50%/50% dựa trên triển vọng khả quan tăng trưởng của FPT trong 2023. 
(1) Xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ thị trường APAC và Nhật Bản bù đắp cho sự chậm lại của thị trường Mỹ, CNTT trong nước.
(2) Khối giáo dục giữ vững đà tăng tiến nhờ nhu cầu nhập học cao.
(3) Trong khi đó, khối Viễn Thông khó đạt tăng trưởng mạnh do thị trường dịch vụ băng thông rộng đã bão hòa.
Dự phóng kết quả kinh doanh 2023: BSC dự phóng năm 2023, doanh thu thuần và NPATMI của FPT lần lượt đạt 52,345 nghìn tỷ (+18.9% yoy) và 6,235 nghìn tỷ (+17.4% yoy), EPS FW = 5,175 VND/CP, PE PW = 16 với giả định:
(1) Doanh thu khả quan tại thị trường Nhật Bản, APAC bù đắp cho sự chậm lại tại thị trường Mỹ và Châu Âu: Thị trường Nhật (+25.2% yoy), Thị trường APAC (+39.9% yoy), thị trường Mỹ (+15.7% yoy) và thị trường Châu Âu (+7% yoy).
(2) Khối viễn thông: Dịch vụ viễn thông (+11% yoy), Nội dung số (+5% yoy).
(3) Khối giáo dục: Giáo dục (+26.3% yoy) do số lượng học sinh = 135,125 (+25% yoy).
(4) Biên lợi nhuận gộp và tỷ lệ SG&A/rev tương đương năm 2022 = 39% và 23%. 
(1) Nhu cầu đầu tư CNTT thấp hơn kỳ vọng ở các thị trường nước ngoài.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN