Chứng khoán ngày 30/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 30/8.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 89.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA dành cho Tổng Công ty cổ phần Công trình Viettel (CTR) khi kỳ vọng CTR sẽ tiếp tục cải thiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và khả năng sinh lời, dẫn dắt bởi mảng cho thuê cơ sở hạ tầng (towerco).

VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% chủ yếu do (1) tỷ lệ WACC tăng 50 điểm cơ bản lên 9,8% (so với trước đó là 9,3%) cho giai đoạn 2022-2026, chủ yếu là do tăng lãi suất phi rủi ro giả định thêm 50 điểm cơ bản; và (2) giảm 9% tổng EBITDA giai đoạn 2022-2024 cho mảng towerco của CTR do chi phí bảo trì dự phóng năm 2022 tăng 11%, cùng với việc giảm 18% tổng chi phí khấu hao giai đoạn 2022-2024 do tăng trưởng vốn XDCB thấp hơn dự kiến.

VCSC kỳ vọng EBITDA của CTR sẽ đạt CAGR 30% (so với 35% trước đây) cho giai đoạn 2021-2024F - dẫn đầu là CAGR 57% trong EBITDA của towerco (so với 70% trước đây). VCSC dự báo tỷ lệ đóng góp EBITDA của towerco sẽ tăng từ 22% vào năm 2021 lên 39% vào năm 2024F (so với trước đây là 44%).

Trong năm 2022, dự báo doanh thu của CTR sẽ tăng 21% YoY lên 9 nghìn tỷ đồng với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 288 tỷ đồng (+14% YoY). Mức tăng dự báo của VCSC đối với doanh thu và lợi nhuận được thúc đẩy bởi tăng trưởng của hoạt động kinh doanh mảng towerco.

Dựa trên dự báo, EV/EBITDA dự phóng 2022-2023 của CTR là 10,5 lần/7,4 lần, là kết quả của triển vọng tăng trưởng EBITDA mạnh mẽ và đóng góp ngày càng tăng từ mảng towerco. Theo dữ liệu của Bloomberg, các thị trường châu Á mới nổi/phát triển có EV/EBITDA trung bình trong 5 năm là 14 lần/22 lần.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chậm; Viettel ưu tiên sở hữu trạm thay vì thuê từ CTR; không chia sẻ trạm giữa các công ty viễn thông.

Chung khoan ngay 30/8: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 30/8?

Khuyến nghị khả quan GVR với giá mục tiêu 27.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN mặc dù điều chỉnh giảm 4,8% giá mục tiêu còn 27.600 đồng/CP cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR).

Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận cho mảng cao su tự nhiên và tăng giả định lãi suất phi rủi ro thêm 0,5 điểm %. Theo đó, VCSC điều chỉnh giảm 6,9% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2025 cho GVR.

Trong năm 2022, dự báo doanh thu đạt 26,8 nghìn tỷ đồng (+2,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (-1,1% YoY). VCSC kỳ vọng mảng mủ cao su tự nhiên sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng doanh thu. Trong khi đó, lợi nhuận sẽ được dẫn dắt bởi khoản thu nhập ròng khác từ bồi thường và thanh lý cây cao su, một phần bị ảnh hưởng bởi mức giảm 3,3 điểm % biên lợi nhuận gộp trong năm nay.

VCSC kỳ vọng GVR sẽ ghi nhận lãi từ việc thoái vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trong năm 2023 so với năm 2022 trong dự báo trước đây, được bù đắp một phần nhờ dự báo thu nhập ròng khác tăng trong năm 2022 từ việc thanh lý cây cao su.

VCSC cho rằng việc thoái vốn bị trì hoãn là do quy trình phê duyệt chậm hơn dự kiến, trong khi dự báo đóng góp cao hơn từ việc thanh lý cây cao su dựa vào KQKD tích cực của mảng này trong 6 tháng đầu năm 2022. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm 16% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS trong năm 2022.

Tin rằng GVR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN cao ở Việt Nam. Dù những dự báo đối với việc chuyển đổi đất cao su của GVR là thận trọng so với kế hoạch của công ty, VCSC tin rằng GVR có định giá khá hấp dẫn vì công ty có giá trị quỹ đất đáng kể.

Rủi ro cho quan điểm: Tiến độ phát triển chậm của các KCN trong tương lai; giá cao su tự nhiên giảm.

Khuyến nghị mua HDB với giá mục tiêu 35.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 0,6% lên 35.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB).

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do (1) mức tăng tổng cộng 13,0% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2026, được bù đắp một phần bởi (2) điều chỉnh giảm P/B mục tiêu của chúng tôi từ 1,6 lần còn 1,55 lần và (3) chi phí vốn chủ sở hữu trong dự báo tăng từ 12,5% lên 13,0%.

VCSC nâng LNTT dự phóng năm 2022 thêm 8,8% lên 10,8 nghìn tỷ đồng (+34,4% YoY) so với dự báo trước đó do (1) giả định thu nhập từ lãi (NII) tăng 4,9% và (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 15,3%, bù đắp cho (2) mức tăng 7,7% trong giả định phí dự phòng.

P/B mục tiêu giữa năm 2023 là 1,55 lần, thấp hơn 6,1% so với mức P/B mục tiêu trung bình của các ngân hàng là 1,70 lần vì mặc dù lập mô hình NIM cải thiện ở ngân hàng mẹ, nhưng mức NIM hiện tại của HDB là thấp nhất ngoài STB. Giá mục tiêu tương ứng P/B 2022 ở mức 1,66 lần.

Các khoản cho vay tái cơ cấu giảm trong quý 2/2022 xuống còn 125 tỷ đồng (0,05% trên tổng dư nợ hợp nhất) từ 296 tỷ đồng trong quý 1/2022. Dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu đã được trích lập đầy đủ vào năm 2021.

Yếu tố hỗ trợ: NIM cải thiện cao hơn dự báo tại ngân hàng mẹ và HDS; tăng trưởng tín dụng cao hơn dự kiến; phí ứng trước từ một giao dịch bancasurrance độc quyền. Rủi ro: Diễn biến thu nhập phí ròng (NFI) thấp hơn dự kiến; hỗ trợ một tổ chức tín dụng gặp khó khăn (DCI) cản trở sự phát triển của ngân hàng.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN