Chứng khoán ngày 28/12: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 28/12.

Khuyến nghị mua PVD với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): Doanh thu 12 tháng gần nhất của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là 4.113,91 tỷ đồng, tăng trưởng -19,95%; lợi nhuận sau thuế 54,66 tỷ đồng tăng trưởng -80,93%. Tăng trưởng doanh thu 3 năm đạt -2,21%, lợi nhuận đạt 101,49%.

Chỉ tiêu ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) hiện tại là 0,26%. ROA trung bình 3 năm của công ty là 0,6%. Chỉ tiêu ROE (lợi nhuận trên vốn chủ) hiện tại là 0,39%. ROE trung bình 3 năm của công ty là 0,91%. Chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp hiện tại là 3,5%. Biên lợi nhuận gộp trung bình 3 năm của công ty là 7,55%.

Do đó, BSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 33.000 đồng/CP.

Khuyến nghị mua TNA tại ngưỡng giá 15.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): TNA đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh sau khi hình thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 13.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh nhẹ sau 2 phiên tăng trần. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 15.0, chốt lãi tại ngưỡng 17.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 14.3.

Chung khoan ngay 28/12: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 28/12?

Khuyến nghị TPB giá mục tiêu 42.600 đồng/cp

CTCK Tân Việt (TVSI): Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) là ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, hiện đại, am hiểu công nghệ với thế mạnh chủ chốt trong thị trường cho vay mua nhà và ô tô.

Nền tảng số mạnh sẽ là lợi thế cho ngân hàng trong xu hướng mới của toàn ngành là phát triển ngân hàng bán lẻ. Các mối quan hệ với các doanh nghiệp lõi, cho vay theo chuỗi giá trị cũng sẽ hỗ trợ ngân hàng theo đuổi chiến lược này.

Hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19. Hoạt động cho vay của TPB hầu như không tăng dưới tác động của dịch bệnh trong quý 3 khi chỉ đạt 133 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn ghi nhận tăng trưởng khả quan hơn ở mức 24,8% do ngân hàng đẩy mạnh huy động từ tiền gửi liên ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhờ tăng cường xử lý nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 3/2021 của TPB giảm 9,3% so với quý trước xuống 1.378 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,04% tổng dư nợ. Dư nợ tái cơ cấu cuối quý 3 là khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý 3/2021 dù thấp hơn khá nhiều so với mức đỉnh 144,8% trong quý 3/2021 những vẫn ở mức khá, đạt khoảng 115,4%

Lợi suất tài sản giảm sâu trong quý 3/2021 gây áp lực lên biên lãi thuần. Biên lãi thuần của ngân hàng vẫn có sự cải thiện so với cùng kỳ khi tăng khoảng 19bps so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,09% nhờ chi phí vốn ghi nhận mức giảm nhanh hơn khoảng 93bps trong khi lợi suất tài sản có mức giảm thấp hơn, chỉ khoảng 64bps so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu ngoài lãi bù đắp sự sụt giảm trong thu lãi thuần. Tổng thu nhập hoạt động trong quý III/2021 đạt 3,674 tỷ đồng, vẫn tăng 65,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 6,96% so với quý trước dù thu nhập lãi thuần giảm 7,2% so với quý trước nhưng khoản thu ngoài lãi 913 tỷ đồng đến từ chứng khoán đầu tư đã bù đắp khoản sụt giảm này. Thu từ bảo hiểm vẫn khả quan so với cùng kỳ.

Sử dụng phương pháp so sánh P/B, TVSI xác định mức giá hợp lý của cổ phiếu TPB là 42.600 đồng/CP.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN