MBB có giá mục tiêu 34.400 đồng
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 2,7% lên 34.400 đồng/CP và nâng khuyến nghị đối với MBB từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên MUA vì
(1) nâng P/B mục tiêu lên 2,0 lần so với 1,9 lần trong báo cáo cập nhật trước và (2) do giá cổ phiếu MBB đã giảm khoảng 10,3% trong 1 tháng qua. Giá mục tiêu tương ứng với P/B năm 2021 là 1,88 lần.
VCSC giữ nguyên dự báo trước đó nhưng nâng P/B mục tiêu cho MBB lên 2,0 lần – tương tự ACB - do hoạt động cho vay và thu hút tiền gửi của ngân hàng này tốt hơn ACB trong nửa đầu năm 2021 với lượng CASA nắm giữ ở mức tương đối cao.
Yếu tố hỗ trợ: Tỷ lệ cho vay bán lẻ trong dư nợ vay hợp nhất tăng cao hơn dự kiến; diễn biến tốt hơn kỳ vọng của các khoản vay được cơ cấu lại có thể yêu cầu ít phí dự phòng hơn.
Rủi ro: Tỷ lệ CASA có rủi ro giảm và rủi ro thực hiện trong quá trình phát triển của MCredit; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến nợ xấu cao hơn và không kiềm chế được chi phí tín dụng; áp lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị? |
Mở vị thế mua TCH quanh ngưỡng 18.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): TCH đang nằm trong xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 16.0 Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 18.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 21.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.0.
Khuyến nghị mua KBC với giá mục tiêu 56.600 đồng/cp
CTCK MiraeAsset: Giữ nguyên mức định giá KBC ở mức 56.600 đồng/cp, cao hơn giá đóng cửa ngày 22/9 là 31,6% và khuyến nghị Mua đối với KBC.
Sau kết quả kinh doanh ấn tượng trong Q1/2021, kết quả kinh doanh quý 2 của KBC đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh so với quý trước. Cụ thể công ty ghi nhận 749 tỷ đồng doanh thu (+338% CK) và 70 tỷ đồng LNST (+369% CK), nhưng giảm lần lượt 62,6% doanh thu và đến hơn 90% LNST so với Q1/2021.
Nguyên nhân chính là do đợt bùng dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Bắc trong đó có các địa bàn kinh doanh chính của công ty Bắc Giang, Bắc Ninh. Các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch của các tỉnh đã ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao đất của KBC cho đối tác.
Dù kinh doanh không khả quan trong Q2 nhưng dòng tiền KBC đã ghi nhận nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính. Công ty đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 10,5%/năm giúp tăng lượng tiền cuối quý lên 2.183 tỷ đồng, củng cố thanh khoản của doanh nghiệp.
Là những địa phương chịu ảnh hưởng đầu tiên của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (từ đầu tháng 5/2021), các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng và Bắc Ninh đã có những giải pháp chống dịch hiệu quả và các khu công nghiệp tại 3 tỉnh trên đã bắt đầu hoạt động ổn định từ đầu tháng 7/2021.
Việc tổ chức hoạt động ổn định trở lại đã giúp các địa phương trên trở thành nơi lựa chọn đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn khi đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đáng chú ý như: (1) Tháng 8 vừa qua, Tập đoàn LG mới hoàn thành tăng vốn đầu tư thêm 1,4 tỷ USD cho dự án LG Display Hải Phòng, LG còn dự định sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm quy mô khi KCN Tràng Duệ III của KBC triển khai; (2) Các công ty vệ tinh của Tập đoàn Samsung, Honda… có nhu cầu mở rộng, tuyển dụng thêm 40.000 công nhân sau dịch.