Khuyến nghị mua cho CTG với giá mục tiêu 42.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) và Manulife đã tổ chức lễ chính thức kích hoạt thỏa thuận bancassurance độc quyền của 2 tổ chức tài chính này.
VCSC cho rằng đây là một cột mốc phát triển cho CTG. Khi thỏa thuận bancassurance độc quyền này chính thức được kích hoạt, CTG sẽ có thể bắt đầu phân phối các sản phẩm của Manulife, thông qua đó cải thiện thu nhập phí ròng (NFI) của ngân hàng trong 3 năm tiếp theo.
Theo Phó Tổng giám đốc của CTG, ngân hàng đã từng dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ vào năm 2015 và đặt mục tiêu quay trở lại đường đua này nhờ thương hiệu mạnh và uy tín cao cùng mạng lưới 155 chi nhánh và hơn 1.000 phòng giao dịch cũng như hơn 11 triệu khách hàng hiện hữu.
Sự kiện ra mắt chính thức thỏa thuận bancassurance độc quyền này cho thấy CTG hiện có khả năng ghi nhận phí ứng trước từ Manulife. Chúng tôi hiện giả định tổng phí ứng trước từ thỏa thuận này đạt 300 triệu USD và CTG sẽ ghi nhận một phần khoản phí này (60 triệu USD) trong năm 2022.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho CTG với giá mục tiêu là 42.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 16,2%, bao gồm lợi suất cổ tức là 1,4%.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 27/1? |
Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 57.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): PLX đã có tín hiệu hồi phục trong phiên 26/1. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, cho thấy cổ phiếu vẫn đang hấp dãn dòng tiền đầu tư.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang ủng hộ nhịp vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vẫn đang đã vượt lên ngưỡng MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 57.0, chốt lãi tại ngưỡng 62.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 54.0.
Khuyến nghị NKG với giá mục tiêu 38.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Thép Nam Kim (NKG) công bố KQKD quý 4/2021 với doanh thu đạt 8,8 nghìn tỷ đồng (+157% YoY và +17% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 452 tỷ đồng (+194% YoY và -25% QoQ), đến từ sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh và giá thép tiếp tục duy trì ở mức cao (giá thép cuộn cán nóng/HRC trung bình trong quý 4/2021 đạt khoảng 840 USD/tấn, giảm 10% QoQ).
VCSC cho rằng LNST sau lợi ích CĐTS của NKG giảm 25% QoQ trong quý 4/2021 chủ yếu do (1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,2% vào quý 3/2021 còn 12,0% trong quý 4/2021 (chúng tôi cho rằng mức giảm này đến từ chênh lệch nhỏ hơn giữa giá HRC đầu vào và giá bán tôn mạ thành phẩm) và (2) NKG ghi nhận khoản dự phòng hàng tồn kho đáng kể trị giá 420 tỷ đồng – tương ứng 82% LNTT báo cáo của công ty trong quý 4/2021.
VCSC cũng lưu ý rằng NKG cũng ghi nhận khoản thu nhập tài chính trị giá 106 tỷ đồng (+320% YoY) trong quý 4/2021, tuy nhiên, cần trao đổi thêm với công ty để có thêm thông tin chi tiết về con số này.
Trong cả năm 2021, sản lượng bán tấm tôn mạ và ống thép của NKG đạt 1,1 triệu tấn (+54% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của NKG đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+653% YoY), hoàn thành 107% dự báo.
Do KQKD của công ty phù hợp với dự báo, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo hiện tại cho NKG như đã đề cập trong Báo cáo cập nhật ngày 18/11/2021, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
VCSC lưu ý quan điểm của chúng tôo rằng các nhà sản xuất thép như NKG sẽ có ít cơ hội để tiếp tục ghi nhận biên lợi nhuận cao bất thường từ việc tích lũy hàng tồn kho nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp trong năm 2022, dẫn đến áp lực từ chi phí đầu vào gia tăng đến biên lợi nhuận.
Khuyến nghị cho NKG với giá mục tiêu 38.800 đồng/cp.