Mua VPB với giá mục tiêu 25.000 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): VPBank (VPB) ghi nhận thu nhập lãi tăng 18,2% sv cùng kỳ trong Q1/2020 nhờ cho vay tăng 14,0% và trái phiếu doanh nghiệp tăng 94,6% sv cùng kỳ, với đa số trái phiếu doanh nghiệp đến từ kế hoạch 2019. NIM tương đương cùng kỳ ở mức 8,9%, nhưng giảm 41 điểm cơ bản sv quý trước do hạn chế cho vay tại FE Credit.
Thu nhập ngoài lãi Q1/2020 tăng mạnh 60,1% sv cùng kỳ nhờ thu nhập từ thu nợ xấu gấp đôi Q1/2019 và lãi từ chứng khoán tăng gấp 4,3 lần cùng kỳ do VPB bán 8,5% số dư trái phiếu (~4.800 tỷ) trong Q1/2020. Thu nhập phí giảm 6,7% sv cùng kỳ do tốc độ bán bảo hiểm chậm tại FE Credit, trong khi thu nhập từ dịch vụ thanh toán vẫn tăng mạnh 93,6% sv cùng kỳ.
Chi phí hoạt động (CPHĐ) Q1/2020 tăng 10,3% sv cùng kỳ, với tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm xuống 33,1% từ mức 37,4% của Q1/2019 và 34% trong 2019.
Công tác đẩy mạnh số hóa đã giúp VPB tăng lượng giao dịch online lên 25% và số người dùng ngân hàng số lên 64% sv cùng kỳ (~200 nghìn người sử dụng mới mỗi quý).
Bên cạnh đó, chi phí dự phòng Q1/2020 tăng 15,8% sv cùng kỳ và VPB đã đẩy mạnh xóa nợ, do đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,6% trong Q1/2019 xuống 3,0% trong Q1/2020. CPHĐ và chi phí dự phòng tăng chậm hơn tổng thu nhập (+24,4% sv cùng kỳ), do đó LN ròng tăng mạnh 62,7% sv Q1/2019.
Giá mục tiêu dựa trên phương pháp định giá bằng thu nhập thặng dư (chi phí vốn: 14,3%; tăng trưởng dài hạn: 3,0%), với phần bù rủi ro tăng từ 10% lên 11%, do rủi ro gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.
Rủi ro giảm giá đến từ chi phí tín dụng cao hơn kỳ vọng. Yếu tố tăng giá có thể đến từ việc tăng trưởng tín dụng tốt hơn dự báo
Duy trì khả quan dành cho PVD với giá 13.900 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Doanh thu Quý 1 của PVD tăng mạnh 83,9% sv cùng kỳ lên mức 72,2tr USD nhờ (1) hiệu suất sử dụng trung bình (TB) các giàn tự nâng tăng từ mức 82,5% trong Q1/19 lên 100% trong Q1/20, (2) giá thuê giàn TB tăng 9,3% sv cùng kỳ, và (3) sự đóng góp của 3 giàn thuê ngoài (Q1/19 không có giàn thuê ngoài).
LN ròng đạt 1tr USD trong khi cùng kỳ 2019 lỗ 3,8tr USD, tuy nhiên LN Q1 mới chỉ đạt 9,5% dự phóng cả năm của chúng tôi do chi phí tài chính cao hơn kỳ vọng và không ghi nhận hoàn nhập dự phòng nợ trong Q1/20.
Tín hiệu tích cực là PVD không trích lập thêm dự phòng nợ xấu như các quý trước và do doanh nghiệp thường hoàn nhập dự phòng trong nửa cuối năm, chúng tôi kỳ vọng LN Q3 và Q4 sẽ đóng góp nhiều hơn vào KQKD cả năm. Chúng tôi giữ nguyên dự phóng hoàn nhập dự phòng nợ xấu 4,2tr USD trong năm 2020 cho tới khi có thông tin chi tiết hơn từ PVD.
Hạ giá mục tiêu do điều chỉnh giảm EPS 2021-22 và giảm P/BV mục tiêu 2020-22 từ 0,5x xuống 0,4x. Giá mục tiêu dựa trên sự kết hợp hai phương pháp DCF và định giá P/BV với tỷ trọng bằng nhau.
|
Chọn cổ phiếu nào trong phiên 26/5. |
VDS đưa ra dự báo LN khác với thị trường, do cho rằng LN năm 2020 vẫn chưa phản ánh nhu cầu yếu trên thị trường khoan khu vực nhờ việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký trong giai đoạn trước.
Giá dầu sụt giảm sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến triển vọng từ năm 2021 trở đi. Động lực tăng giá là giá dầu phục hồi khi các biện pháp giãn cách xã hội dần được gỡ bỏ. Rủi ro giảm giá là giá dầu thấp hơn kỳ vọng và trì hoãn trong việc thu hồi nợ xấu.
Khuyến nghị mua PFT với giá 67.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Doanh thu quý 1/2020 của CTCP FPT (HoSE: FPT) đạt 6.630 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước trong đó khối công nghệ tăng 20,4%, khối viễn thông tăng 12,3% và khối giáo dục và đầu tư tăng 21%.
Bên cạnh đó, lãi sau thuế đạt 937 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ. Doanh thu tháng 4/2020 đạt 2.210 tỷ đồng, tăng 4,0% so cùng kỳ và lãi sau thuế đạt 363 tỷ, tăng 13,8%.
KBSV cho biết tăng trưởng xuất khẩu phần mềm của FPT hầu như không bị tác động bởi dịch Covid-19. Các thị trường xuất khẩu phần mềm của FPT vẫn tăng trưởng tốt, điển hình là doanh thu thị trường APAC (Châu Á – Thái Bình Dương) tăng 59% trong quý 1/2020.
KBSV đánh giá dịch Covid-19 sẽ không tác động quá tiêu cực đến FPT dựa trên các hợp đồng của FPT đều là các hợp đồng dài hạn và nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp trên thế giới trong giai đoạn dịch bệnh.
FPT đưa ra kế hoạch kinh doanh tích cực năm 2020 với doanh thu cả năm đạt 32.450 tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2019 và lãi trước thuế cả năm cũng tăng 18%, đạt 5.510 tỷ đồng.
Qua đó, KBSV khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 67.800 đồng/cp.