Khuyến nghị khả quan KBC với giá mục tiêu 43.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): KBC đặt kế hoạch cho năm 2021 với doanh thu đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (+207% YoY) và LNST đạt 2 nghìn tỷ đồng (+525% YoY), tương ứng lần lượt 135% và 130%.
VCSC cho rằng chênh lệch giữa dự báo của chúng tôi và kế hoạch của KBC chủ yếu đến từ quan điểm thận trọng hơn trong dự báo ghi nhận doanh số bán đất khu công nghiệp (KCN) của KBC trong năm 2021.
Kế hoạch của KBC bao gồm doanh số bán đất KCN đạt 195 ha và doanh số bán đất khu đô thị (KĐT) đạt 8,4 ha trong năm 2021, so với dự báo lần lượt là 135 ha và 8,4 ha.
Các dự án dẫn dắt lợi nhuận năm 2021 của KBC bao gồm KĐT Phúc Ninh và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh ở Bắc Ninh, KCN Quang Châu ở Bắc Giang, KĐT Tràng Duệ ở Hải Phòng và KCN Tân Phú Trung ở TP.HCM.
Theo KBC, công ty sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng cũng như ghi nhận doanh số bán đất cho các dự án hiện hữu kể trên, trong khi đó công ty dự kiến triển khai xây dựng hạ tầng cơ bản cho dự án KĐT Tràng Cát trong năm 2021.
Bên cạnh đó, KBC có kế hoạch triển khai đầu tư và phát triển kinh doanh tại tỉnh Long An (với khoảng 220 ha đất KCN) và KCN Tràng Duệ 3 tại Hải Phòng (với tổng diện tích 687 ha).
Ngoài ra, KBC kỳ vọng hoàn thiện thủ tục pháp lý cho các đại dự án ở tỉnh Hưng Yên, Hải Dương (miền Bắc), và Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu (miền Nam). VCSC cũng lưu ý rằng, KBC đã thành lập 3 công ty con tính từ đầu năm 2021 đến nay để đầu tư vào tỉnh Hưng Yên, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỷ lệ sở hữu hiệu dụng của KBC tại 3 công ty con này dao động từ 65% đến 75%. Tổng vốn điều lệ của 3 công ty con này là 4,3 nghìn tỷ đồng.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ: KBC trình ĐHCĐ kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại chưa phân phối tính đến cuối năm 2020 của công ty mẹ KBC, với số dư lợi nhuận giữ lại cuối năm 2020 là 1,68 nghìn tỷ đồng.
Theo tờ trình, ĐHCĐ sẽ thảo luận cụ thể và quyết định kế hoạch tăng vốn điều lệ tại ĐHCĐ sắp tới của KBC. Kế hoạch phát hành riêng lẻ: KBC trình ĐHCĐ kế hoạch phát hành riêng lẻ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công bố.
Theo tờ trình, để đảm bảo nguyên tắc dân chủ và quyền lợi cao nhất của cổ đông, ĐHCĐ sẽ thảo luận và thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ cụ thể tại ĐHCĐ sắp tới của KBC. VCSC cho rằng số tiền từ đợt phát hành riêng lẻ này được sử dụng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng lớn của KBC tại các tỉnh thành khác.
Một số tờ trình quan trọng khác: Hội đồng Quản trị (HĐQT) của KBC xin phê duyệt của ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định một số công việc vượt thẩm quyền hiện tại của HĐQT và HĐQT sẽ báo cáo công việc trọng yếu tại ĐHCĐ gần nhất.
Các công việc trọng yếu này bao gồm liên quan đến việc đầu tư, bảo lãnh, sử dụng tài sản thế chấp, thu xếp vốn cho các dự án của KBC; mua bán liên quan đến các dự án lớn, vốn góp của KBC tại các công ty con và công ty liên kết.
KBC đề xuất công ty sẽ không chi trả cổ tức tiền mặt năm 2019 khi ban lãnh đạo có kế hoạch giữ lại lợi nhuận để chuẩn bị cho các dự án mở rộng lớn trong tương lai - phù hợp với kỳ vọng hiện tại. Trong khi đó, công ty chưa đề xuất kế hoạch cổ tức tiền mặt cho năm 2020.
VCSC hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho KBC với giá mục tiêu 43.500 đồng/cp.
|
Chú ý cổ phiếu nào phiên 24/3? |
Ngưỡng hỗ trợ của PWA nằm tại mức 13.500-14.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): PWA hiện đang có trạng thái tiếp tục tăng giá sau khi đã có giai đoạn tích lũy ngắn hạn tại khu vực quanh 13.5. Thanh khoản cổ phiếu trong thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PWA nằm tại khu vực 13.5-14. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 15.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 12.8 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 99.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Vàng bạc Trang sức Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố KQKD 2 tháng 2021, bao gồm doanh thu đạt 5 nghìn tỷ đồng (+37% YoY) và LNST đạt 380 tỷ đồng (+11% YoY). Các KQKD này tương ứng với doanh thu đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (+44% YoY) và LNST đạt 212 tỷ đồng (+20% YoY) trong tháng 2/2021.
Doanh thu bán lẻ (chiếm tổng 52% doanh số trong 2 tháng 2021) tăng mạnh 16% YoY trong 2 tháng 2021, là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh làn sóng thứ ba của dịch COVID-19 từ cuối tháng 1/2021.
Nhờ biên LN cao hơn so với các mảng khác, VCSC ước tính mảng kinh doanh bán lẻ đóng góp khoảng 90% tổng LN gộp trong 2 tháng 2021.
Doanh thu bán buôn (chiếm tổng 13% doanh số trong 2 tháng 2021) tăng 17% YoY trong 2 tháng 2021 từ mức cơ sở thấp trong khi doanh thu từ vàng miếng (chiếm chiếm tổng 32% doanh số trong 2 tháng 2021) tăng mạnh 94% YoY.
Biên LN gộp chung giảm 3,7 điểm % YoY còn 18,4% trong 2 tháng 2021 do đóng góp doanh thu ca hơn từ mảng bán buôn và vàng miếng vốn có biên LN thấp. Ngoài ra, qua trao đổi của với ban lãnh đạo, biên LN gộp bán lẻ đi ngang YoY trong 2 tháng 2021.
Chi phí SG&A (Bán hàng, hành chính & quản lý) tăng mạnh 22% YoY và chiếm 16,2% doanh số bán lẻ trong 2 tháng 2021 so với 15,6% trong 2 tháng 2020 do hoạt động marketing gia tăng.
Trong tháng 2/2021, PNJ đã nâng cấp 5 cửa hàng silver thành các cửa hàng gold. Tính đến cuối tháng 2, PNJ đã có 307 cửa hàng gold, 27 cửa hàng silver riêng lẻ, 69 điểm bán đồng hồ tại các cửa hàng (shop-in-shop), 1 cửa hàng Style by PNJ (ngoài 1 cửa hàng nằm trong cửa hàng lớn PNJ Next), 3 cửa hàng CAO Fine (thương hiệu trang sức cao cấp của PNJ) và 3 cửa hàng PNJ Art (showroom sản phẩm quà tặng DN).
Diễn biến KQKD 2 tháng 2021 củng cố triển vọng của chúng tôi về đà phục hồi LN cao của PNJ trong 2021 – chúng tôi dự báo LNST sẽ tăng 27% so với 2020 – nhờ thị phần dẫn đầu gia tăng của PNJ và phục hồi trong nhu cầu người tiêu dùng. LNST 2 tháng 2021 đã hoàn thành 28% dự báo cả năm.
VCSC hiện có khuyến khi MUA dành cho PNJ với giá mục tiêu 99.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phòng 20,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,1%.