Khuyến nghị Mua SZC giá mục tiêu 46.000 đồng/cp
Chứng khoán KB Việt Nam: Sonadezi Châu Đức (SZC) FDI đăng ký vào Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu cả nước, nguồn cung thắt chặt.
Việt Nam đang phải trải qua “cơn khát” nguồn cung đất công nghiệp khi chỉ có 3 KCN mới vào năm 2023, thậm chí khu vực phía Nam không có bất kỳ dự án mới nào được đưa vào hoạt động trong suốt 2023.
Quỹ đất lớn, vị trí tốt và còn nhiều dư địa phát triển. SZC sở hữu khu công nghiệp Châu Đức nằm tại Bà Rịa – Vũng Tàu, địa phương có tiềm năng phát triển hạ tầng công nghiệp và logistics.
Chúng tôi dự báo doanh số bán đất KCN sẽ tăng tốc và giá đất KCN tiếp tục tăng tại các dự án KCN của SZC trong những năm tới. Sau khi thu hút thành công khách hàng lớn là Electronic Tripod Vietnam, KBSV cho rằng rằng doanh số KCN trong tương lai sẽ tăng tốc nhờ (1) thu hút FDI tích cực vào Việt Nam, đặc biệt là địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2) cơ sở khách hàng được cải thiện khi có những khách hàng lớn như Electronic Tripod Vietnam (3) phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và cảng biển tại tỉnh BR-VT cũng như khu vực sân bay Long Thành ở tỉnh Đồng Nai lân cận, và (4) giá đất KCN cạnh tranh của SZC (giá thuê đang thấp hơn 20-35% so với các KCN khác).
Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng giá cho thuê sẽ tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ. Đi cùng nhu cầu tích cực, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của SZC sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay (ước tính tăng khoảng 70% so với cùng kỳ).
STK: Doanh thu tăng 14% so quý trước nhưng lợi nhuận giảm
Chứng khoán Vietcap (VCSC): CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) công bố KQKD quý 2/2024 với doanh thu tăng 14% QoQ, nhưng ghi nhận khoản lỗ 56 tỷ đồng (so với LNST trong quý 1/2024 là 1 tỷ đồng).
Mặc dù chúng tôi dự báo lợi nhuận thấp cho quý 2/2024 do hạn chế về sản lượng bán hàng do vấn đề hệ thống kiểm soát chất lượng tự động, nhưng lợi nhuận thực tế thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi do chênh lệch giá thu hẹp (giá bán – giá chip PET đầu vào) và lỗ tỷ giá.
Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 29% và 0% so với dự báo cả năm 2024 của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo cả năm, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Theo STK, các đơn đặt hàng quý 2/2024 đã phục hồi đáng kể lên 9.000 tấn (+70% QoQ; +15% YoY). Tuy nhiên, sản lượng bán thực tế chỉ đạt 5.900 tấn (+12% QoQ; -25% YoY) do gặp vấn đề về hệ thống kiểm soát chất lượng tự động. Trong đó, đóng góp của sợi tái chế đã được cải thiện.
Biên lợi nhuận gộp giảm đáng kể xuống còn 3,2% trong quý 2/2024, so với mức 12,2% trong quý 1/2024. Nguyên nhân chính là do trung bình chênh lệch giá giảm 5% QoQ, trong khi giá chip PET đầu vào tăng 8% QoQ.
Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A)/doanh thu giảm từ 7,4% trong quý 1/2024 xuống 5,1% trong quý 2/2024 khi STK chuyển sang xuất khẩu FOB cho hầu hết các đơn đặt hàng, cho phép chi phí vận chuyển cao được chuyển sang cho khách hàng.
Lỗ tỷ giá làm gia tăng tổng khoản lỗ. STK ghi nhận lỗ tỷ giá 54 tỷ đồng khi tỷ giá USD/VND tăng 2% trong quý 2/2024. Tỷ giá tăng ảnh hưởng đến các khoản vay bằng USD của STK dùng để tài trợ cho nhà máy Unitex. Tính đến cuối tháng 6/2024, STK có khoản nợ bằng USD trị giá 52 triệu USD.
TCB: Các nguồn thu tăng trưởng ấn tượng
Chứng khoán Vietcap (VCSC): Tăng trưởng tín dụng 6T2024 của TCB đạt 11.6%, tiếp tục là ngân hàng có mức tăng trưởng tốt nhất toàn ngành, nhờ vậy thu lãi thuần 6T2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 40.2% so với mức nền thấp của năm trước. Thu nhập từ phí cũng có mức tăng trưởng tích cực 32% YoY được dẫn dắt chủ yếu từ hoạt động ngân hàng đầu tư (IB) khi thị trường TPDN có dấu hiệu hồi phục trở lại so với năm 2023. Nhờ sự tăng trưởng đồng đều của cả NII và NFI, tổng thu nhập hoạt động (TOI) luỹ kế 6 tháng đạt 25,700 tỷ đồng (+37.9% YoY).
Chi phí hoạt động kiểm soát tốt đưa tỷ lệ CIR về mức 29% trong quý 2, trong khi ngân hàng thận trọng gia tăng trích lập dự phòng trong quý này (gấp đôi so với cùng kỳ) để củng cố lại bộ đệm dự phòng. Dù vậy, TCB vẫn ghi nhận LNTT đạt hơn 7,800 tỷ trong quý 2 (+39% YoY) – mức LN theo quý cao nhất từ trước đến nay. Luỹ kế 6T2024, LNTT đạt 15,628 tỷ đồng – hoàn thành 58% kế hoạch 2024.
NIM (LTM) cuối quý 2 của TCB cải thiện thêm 20bps so với quý trước – mức tăng tương đối tốt so với xu hướng suy giảm NIM vẫn đang tiếp diễn ở 1 số ngân hàng. Điều này được hỗ trợ chủ yếu bởi chi phí tín dụng (CoF) suy giảm nhanh hơn lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA).
Chi phí vốn được kiểm soát tốt trong 6T2024 nhờ (1) TCB vẫn duy trì lợi thế dẫn đầu về CASA; (2) Chính sách Auto Earning (như đã đề cập trong báo cáo cập nhật quý) ngày càng hiệu quả giúp TCB gia tăng nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, đối với triển vọng 2H2024 ngân hàng đánh giá tốc độ cải thiện của CoF có thể sẽ chậm lại do lãi suất huy động tăng trở lại trong thời gian gần đây.
Mặt khác, diễn biến cạnh tranh cho vay giữa các ngân hàng tương đối gay gắt dã khiến 1 nhóm khách hàng của TCB tiến hành trả nợ trước hạn để chuyển qua ngân hàng khác hưởng mức lãi suất vay ưu đãi hơn (kể từ khi TT06 có hiệu lực). Do vậy IEA của TCB ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và nhìn chung tốc độ cải thiện của NIM trong 2H2024 sẽ không bằng 1H2024. Ngân hàng kỳ vọng có thể duy trì NIM năm 2024 ở mức 4.3%.
Bộ đệm dự phòng được củng cố, áp lực trích lập suy giảm trong nửa sau 2024. Trong quý 2, chi phí trích lập DPRRTD của ngân hàng là 1,644 tỷ đồng (x2 YoY, +36% QoQ). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) vẫn được duy trì ở mức cao (101%) tính đến cuối quý 2. Ban lãnh đạo cho biết dự kiến phần trích lập trong nửa sau năm 2024 sẽ thấp hơn 6Tđầu sau khi ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập trong thời gian qua.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm nhẹ so với quý trước về mức 1.28% (-2bps), nợ nhóm 2 cũng ghi nhận giảm so với quý trước. Phân loại theo nhóm khách hàng, NPL nhóm KHCN tăng từ mức 2.37% trong quý 1 lên 2.75% trong quý 2 chủ yếu do nợ xấu phát sinh từ cho vay mua nhà. Nợ xấu của nhóm KHDN có sự cải thiện khi giảm 7bps so với quý trước về mức 0.32%.