Khuyến nghị Khả quan với CTG mức tăng trưởng dự kiến 22,8%
Chứng khoán VNDirect: Tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 12% svck, được hỗ trợ bởi tệp KHDN lớn và FDI, cùng với sự phục hồi dự kiến của nhu cầu vay bán lẻ. Các KHDN sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng do nhu cầu vốn lưu động và tái cấp vốn vẫn còn lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi dự đoán nhu cầu vay bán lẻ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024 khi cầu nội địa của Việt Nam tăng tốc, góp phần thúc đẩy thêm tăng trưởng tín dụng cho CTG.
Chúng tôi dự báo NIM sẽ đạt 2,9% vào cuối năm 2024, do cả chi phí vốn (COF) và lợi suất tài sản (AY) dự kiến đều tăng, nhưng COF có thể tăng nhanh hơn AY do nhu cầu tín dụng tăng về cuối năm sẽ đẩy lãi suất tiền gửi lên cao hơn.
Thu nhập ngoài lãi dự kiến tăng 5,7% svck, chủ yếu nhờ tăng trưởng 5% từ thu nhập từ phí thuần và thu nhập khác. Sự phục hồi của thu nhập từ phí sẽ được thúc đẩy bởi tăng trưởng của các khoản thu phí khác (chiếm 35,6% tổng thu nhập phí) nhờ phí L/C theo xuất nhập khẩu sẽ tăng vào cuối năm. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác sẽ tăng 5% svck nhờ hoạt động thu hồi nợ xấu cải thiện khi kinh tế phục hồi và việc NH ghi nhận phí trả trước từ Manulife.
Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm trong nửa cuối 2024, giúp giảm chi phí tín dụng của CTG xuống còn 1,8%, từ mức 2,09% trong Q2/24. Chúng tôi dự phóng tỷ lệ nợ xấu của CTG sẽ giảm xuống 1,4% nhờ tình hình tài chính của khách hàng bán lẻ và SME được cải thiện. Chúng tôi cho rằng CTG sẽ duy trì tỷ lệ xóa nợ cao ở mức 1,75% để quản lý chất lượng nợ, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) xuống còn 123% trong năm 2024, so với 151% trong năm 2023.
Nâng khuyến nghị lên Khả quan với VCB giá mục tiêu là 110,500 đồng/cp
Chứng khoán MBS: Trong Q2/24, tổng thu nhập hoạt động đạt 13,908 tỷ đồng, giảm 4.1% svck, trong đó thu nhập lãi thuần (NII) giảm nhẹ 1% svck do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp 15 dcb. Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi (NOII) giảm 18% svck, chủ yếu do: 1) thu nhập phí thuần giảm 7.5% svck, 2) lợi nhuận giao dịch ngoại hối giảm 21.5% svck và 3) thu nhập khác ròng giảm 90.6% svck. VCB đã cắt giảm mạnh chi phí dự phòng trong năm 2024 (giảm 40% svck). Do đó, LN ròng trong Q2/24 đạt 8,119 tỷ đồng, tăng 9.4% svck. Tổng kết nửa đầu năm 2024, lợi nhuận thuần đạt 16,669 tỷ đồng, tăng 1.8% svck, đạt 50% kế hoạch năm và 47.2% so với dự phóng của chúng tôi.
Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VCB giảm nhẹ xuống 1,20% so với mức 1.22% Q1/24, tuy nhiên con số này vẫn cao hơn 39 dcb so với năm 2023. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của VCB giảm mạnh 173 dcb svck, nhưng vẫn giữ vị trí số 1 với mức 212%. Chúng tôi kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2024 nhờ: 1) nền kinh tế ấm lên và sự phục hồi sản xuất kinh doanh; 2) tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ giảm 20 dcb so với quý trước và 33 dcb svck hỗ trợ giảm áp lực tăng nợ xấu trong nửa cuối năm 2024 và 3) VCB sẽ cố gắng củng cố bảng cân đối kế toán thông qua việc trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu trong nửa cuối năm 2024. Do đó, chúng tôi dự phóng tỷ lệ nợ xấu của VCB đạt 1.02% trong năm 2024 (tăng 4 dcb svck).
VCB hiện đang giao dịch ở mức P/B 2024 là 2.4 lần, thấp hơn 25% so với mức trung bình 3 năm của P/B là 3.2 lần. Chúng tôi tin rằng VCB vẫn là một lựa chọn an toàn với dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng 15% vào năm 2025 và chất lượng tài sản hàng đầu cùng với bộ đệm dự phòng dẫn đầu trong ngành ngân hàng. Do đó, chúng tôi nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN với định giá 110,500 đồng/cổ phiếu, dựa trên kết hợp phương pháp thu nhập thặng dư (RI) và P/B. Rủi ro đầu tư bao gồm (1) Nhu cầu tín dụng tiêu dùng phục hồi chậm hơn dự kiến và (2) VCB có thể giảm lãi suất cho vay mạnh hơn dự kiến để hỗ trợ khách hàng qua đó tác động tiêu cực đến NIM.
Khuyến nghị Mua TCB với tiềm năng tăng giá là 28%
Chứng khoán Phú Hưng: Chỉ phí vốn thấp cho phép TCB cung cấp lãi suất cho vay cạnh tranh trong khi vẫn duy trì mức NIM cao, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho TCB. Chỉ phí huy động vốn của TCB giảm 75 bps so với cuối năm 2023 còn 3.88%, thuộc những ngân hàng thấp nhất hệ thống trong bối cảnh xu hướng lãi suất huy động đang tăng trở lại, nhờ duy trì tỷ lệ CASA cao và tối ưu cơ cấu huy động vốn. Nếu bao gồm tài khoản sinh lời tự động, tỷ lệ CASA ổn định ở mức 40%, là vị trí cao thứ hai trong ngành. NIM của TCB đã cải thiện 43 bps so với cuối năm 2023 lên 4.49%, chủ yếu nhờ lợi thế về chỉ phí huy động. Mức NIM này nằm trong bốn ngân hàng cao nhất trong ngành.
TCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng ấn tượng bất chấp quy mô thuộc top. ngành, thêm vào đó ngưồn thu đang dần được đa dạng hóa để giảm thiếu rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng vào cuối H1 2024 của TCB đạt 12.5%YTD, thuộc những ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất.
TCB đã đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình với tỷ lệ thu nhập từ phí cao. Hoạt động của các công ty con như TCBS và TechcomCapital cũng dần đóng góp vào Thu nhập ròng.
Chất lượng tài sản được củng cố bởi bộ đệm vốn mạnh với tỷ lệ CAR cao, nguồn vốn dồi dào và dự phòng dày. Vào cuối H1 2024, tỷ lệ nợ xấu của TCB tăng 7 bps lên 1.23%. Chỉ phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng điều chỉnh tăng mạnh gấp đôi lên 2.9 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chất danh mục nợ của TCB tập trung vào các tài sản đảm bảo giá trị cao và là một trong ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất ngành 101%. Thêm vào đó, bất chấp việc chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt 15% (tương ứng 5 nghìn tỷ đồng) nhưng CAR của TCB vẫn ở mức trên 14% vào cuối Q2 2024.
Hoạt động kinh tế kỳ vọng tiếp nối đà tăng trưởng trong H2 2024F và 2025F, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng của TCB đạt 21.5% in 2024F và 21.8% in 2025F. Chúng tôi kỳ vọng TCB sẽ duy trì lợi thế về Chỉ phí huy động vốn, đồng thời áp dụng chính sách giá linh hoạt trong nửa cuối năm 2024F và 2025F, và dự phóng NIM 2024F và 2025F lần lượt là 4.41% (+35 bps) và 4.48% (+7 bps).