Chứng khoán ngày 2/2: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 2/2.

Khuyến nghị mua DHC với giá 81.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị khả quan CTR với giá mục tiêu 96.400 đồng/cp, Giá mục tiêu (bao gồm EV/EBITDA mục tiêu 16x cho mảng towerco - dựa trên mức trung bình 5 năm của các towerco tương tự tại các thị trường mới nổi châu Á - và 7x-9x cho các mảng khác.

VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép bình quân (CAGR) EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) đạt 36% giai đoạn 2020-2023 - dẫn đầu bởi 143% CAGR ở mảng towerco - khi dự báo CTR sẽ mở rộng số trạm tự sở hữu của mình từ 1.500 cuối 2020 (YE2020) lên 6.000 tại YE2023. Dự báo đóng góp EBITDA của Towerco sẽ tăng từ 9% vào năm 2020 lên 52% vào năm 2023.

CTR bắt đầu xây dựng trạm viễn thông của riêng mình vào năm 2019 và nhanh chóng trở công ty lớn thứ 2 với 1,000 trạm viễn thông tính đến quý 3 năm 2020. Trong khi đó, công ty số 1 OCK - một towerco Malaysia - chỉ có 2,300 trạm viễn thông hiện tại mặc dù đã mua lại ~2.000 trạm viễn thông vào năm 2016.

Được hỗ trợ bởi bề dày kinh nghiệm xây dựng và vận hành toàn bộ mạng lưới trạm viễn thông của Viettel (chiếm 43% tất cả các trạm viễn thông tại Việt Nam tính đến YE2019), CTR có chi phí và khả năng đảm bảo địa điểm trạm vượt trội (trang 19).

Ngoài ra, với chi phí gia tăng không đáng kể khi cho thuê thêm nhiều MNOs trên một trạm viễn thông hiện có, có Viettel là khách thuê chính (anchor tenant) cho phép CTR cung cấp giá thuê cạnh tranh cho các MNOs khác.

Theo tổ chức nghiên cứu TowerXchange của Vương quốc Anh, tỷ lệ thâm nhập towerco của Việt Nam chỉ là 12% trong năm 2019 (còn lại thuộc sở hữu của MNO) so với 100% của Trung Quốc, 30% của Thái Lan, Indonesia là 72% và trung bình toàn cầu là 85%.

Mô hình thuê ngoài và chia sẻ hạ tầng của towerco giúp các công ty viễn thông (telco) giảm capex và nâng cao hiệu quả bằng cách cắt giảm trùng lặp hạ tầng và nâng cao tính kinh tế theo quy mô. Đồng thời, Chính phủ đang đẩy mạnh việc áp dụng towerco thông qua việc ban hành Chỉ thị số 52/CT-BTTTT ngày 11/11/2019, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tăng cường chia sẻ hạ tầng.

Chung khoan ngay 2/2: Nhung co phieu nao duoc khuyen nghi?
Theo dõi cổ phiếu nào phiên 2/2? 

Ngưỡng hỗ trợ của DDG nằm tại mốc 30.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): DDG đang ở trong trạng thái tăng giá dài hạn và liên tục thiết lập các mức đỉnh lịch sử mới. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên 1/2, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DDG nằm tại khu vực xung quanh 30. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 34, cắt lỗ nếu ngưỡng 29.4 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị MWG với giá mục tiêu 183.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 183.400 đồng/cp.

VCSC đã tham quan các cửa hàng BHX theo mô hình lớn nhất (500+ m2/cửa hàng) của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) tại TP. HCM. Mô hình lớn này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với BHX trong việc nắm bắt nhu cầu ở các khu vực đông dân cư, đồng thời nâng cao doanh thu trung bình/cửa hàng.

Các ghi nhận chính bao gồm: (1) BHX đã mở các cửa hàng lớn với diện tích bán hàng lên đến 900-1.000 m2/cửa hàng, bao gồm các cửa hàng nhiều tầng nhắm đến khu vực trung tâm thành phố (CBD);

(2) BHX đang thử nghiệm “góc bán sữa và tã cho trẻ em” trong các cửa hàng của công ty để thu hút khách hàng tốt hơn; (3) số lượng nhãn hiệu riêng và các sản phẩm OEM ngày càng tăng; và (4) mô hình nhà thuốc An Khang gần đây đã được cải tiến.

VCSC cho rằng những ý tưởng này sẽ giúp tăng doanh thu/cửa hàng và biên lợi nhuận của BHX trong tương lai.

Ban lãnh đạo của MWG đã chia sẻ mục tiêu để các nhãn hiệu riêng, sản phẩm OEM và sản phẩm độc quyền chiếm 50% trong số 3.000 SKU đem lại doanh thu nhanh nhất của BHX tính đến cuối năm 2021.

Trong chuyến thăm cửa hàng, VCSC nhận thấy có rất nhiều loại sản phẩm này được bày bán trên các kệ hàng, từ đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân đến thực phẩm đóng gói. BHX lấy nguồn hàng từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước (Thái Lan và Hàn Quốc) cho các sản phẩm này.

Về giá cả, các “thương hiệu riêng” này của BHX rẻ hơn đáng kể so với các sản phẩm có thương hiệu tương đương, điều này đã dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ đối với một số sản phẩm như bột giặt và khăn giấy, theo trao đổi với các quản lý cửa hàng.

Ví dụ, một túi bột giặt 3 kg của iZihome (thương hiệu đồ gia dụng và sản phẩm chăm sóc cá nhân của BHX) có giá 80.000 đồng, trong khi giá của LIX (một thương hiệu bình dân trong nước) và OMO (thương hiệu bột giặt phổ biến nhất tại Việt Nam lần lượt là 85.000 đồng và 116.000 đồng.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN