Mở vị thế PTB với giá 53.000 đồng/cp
CTCK BSC (BSI): PTB đang nằm trong xu hướng tăng giá kể từ vùng đáy 44.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều ủng hộ nhịp tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở ngưỡng giá 53.000 đồng/cp và chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 60.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.000 đồng/cp. Nếu cổ phiếu vượt ngưỡng 60.000 đồng/cp với thanh khoản lớn, có thể tăng đén ngưỡng 65.000 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VCB với giá 89.200 đồng/cp
CTCK SSI: Nâng khuyến nghị cổ phiếu VCB từ kém quả quan lên phù hợp thị trường, do giá cổ phiếu đã giảm khoảng -8% trong 3 tháng qua (trong khi chỉ số VN-Index giảm 1,2% trong giai đoạn này).
Hỗ trợ cho khuyến nghị là triển vọng tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020 và năm 2021 của VCB hấp dẫn hơn nhờ ngân hàng tập trung vào hoạt động cho vay mua nhà và bancassurance, và tăng trưởng tín dụng cải thiện – cao hơn các ngân hàng cùng hệ thống – bất kể tác động của dịch Covid-19.
VCB cũng đang lên kế hoạch phát hành thêm 6,5% để tăng vốn cổ phần. Mặc dù việc phát hành cổ phiếu này sẽ khiến EPS giảm, SSI ước tính BVPS sẽ tăng 10,9% (giá phát hành dự kiến là 70.000 đồng/cp trong khi BVPS trước khi tăng vốn là khoảng 25.275 đồng/cp), điều này rất quan trọng khi cổ phiếu giao dịch dựa vào BVPS nhiều hơn EPS.
Do đó, SSI hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 89.200 đồng/cp (từ 89.900 đồng/cp) do lợi nhuận ước tính cho năm 2020 và 2021 thấp hơn do tỷ lệ nợ xấu mới hình thành do dịch Covid-19 và các khoản vay tái cấu trúc cao hơn.
VCB công bố tăng trưởng lợi nhuận trước thuế Q2/2020 đạt 6,1% so với cùng kỳ, nâng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm lên 10,98 nghìn tỷ đồng (-2,8% so với cùng kỳ), nhờ việc kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động trong Q2 (-23,3% so với cùng kỳ).
SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 của VCB lần lượt là 20,06 nghìn tỷ đồng (-13,2% so với cùng kỳ) và 23,47 nghìn tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ) tương đương giảm -9,5% và -10,2% so với ước tính.
SSI ước tính BVPS 2020/2021 ở mức 28.035 đồng/31.398 đồng, với giả định VCB sẽ phát hành thành công 6,5% vốn điều lệ với mức giá là 70.000 đồng/cp trong năm 2020.
Khuyến nghị mua DPM với giá 17.100 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Nâng dự báo EPS trong năm 2020 41% để phản ánh giá dầu thấp hơn kỳ vọng nhưng giảm dự báo EPS năm 2021-2022 7-27% do điều chỉnh chi phí vận chuyển khí đầu vào.
Giá mục tiêu tăng lên mức 17.100 đồng/cp, dựa trên sự kết hợp của ba phương pháp DCF, P/E 2020 mục tiêu 8,0x và P/BV 2020 mục tiêu 0,7x với tỷ trọng 40:30:30. Chúng tôi hạ đánh giá xuống Trung lập do giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong bối cảnh giá dầu giảm kể từ Quý 2. Rủi ro tăng giá gồm chi phí vận chuyển và giá dầu thấp hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá là giá bán ure và NPK thấp hơn dự kiến.
VND kỳ vọng sản lượng tiêu thụ ure 6 tháng cuối năm 2020 của DPM sẽ ổn định nhờ giá gạo xuất khẩu cao trong 8T20 (tăng 12,9% svck) giúp người nông dân có nguồn lực để tái đầu tư vào vật tư nông nghiệp, theo đó sản lượng ure cả năm dự báo tăng 15% svck.
Trong khi đó, giảm dự phóng giá dầu năm 2020 từ 62 USD/thùng xuống 43 USD/thùng, nhờ đó nâng dự phóng biên LN gộp 4,7 điểm %. LN ròng năm 2020 dự báo đạt 768 tỷ đồng (+103% svck) trên cơ sở giá dầu giảm 33% và LN từ hoạt động tài chính tăng mạnh (+145% svck) nhờ thanh toán nợ gốc nhanh.
VND ước tính chi phí vận chuyển khí đầu vào của DPM sẽ tăng từ mức trung bình 1,4 USD/mmbtu trong năm 2019 lên 1,7 USD/mmbtu trong 2020 do đóng góp của các mỏ có chi phí cao, đặc biệt là các mỏ ở bể Cửu Long.
Chi phí khí đầu vào có thể tiếp tục tăng trong giai đoạn 2021-2024 do các nguồn cung giá rẻ (như mỏ Bạch Hổ) tiếp tục sụt giảm, kết hợp với việc giá dầu cao hơn sẽ gây áp lực lên chi phí đầu vào của DPM trong tương lai.