Chứng khoán ngày 17/9: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 17/9.

Khuyến nghị nắm giữ TNG

CTCK Phú Hưng (PHS): Năm 2020, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) đã đầu tư giai đoạn một Nhà máy may TNG Võ Nhai với 18 chuyền may.

Năm 2021, công ty sẽ đầu tư tiếp giai đoạn hai: với 18 chuyền may (tương đương 7% công suất hiện tại). Năm 2022, TNG có kế hoạch đầu tư tiếp giai đoạn 2 (20 chuyền may) của nhà máy TNG Đồng Hỷ.

Các nhà máy của TNG đều đạt tiêu chuẩn nhà máy xanh nhằm đảm bảo là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, không chỉ thu hút nhiều đơn hàng lớn từ những thương hiệu tên tuổi như Nike, Adidas… mà còn cân bằng giữa bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

Thuế xuất khẩu các sản phẩm quần áo sang EU được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng đối với Áo Jacket bông, thuế quan được giảm dần đều trong vòng 6 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực từ mức thuế cơ sở về 0%.

Hiện tại, TNG nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ Trung Quốc nhưng việc chính thức ký kết Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải tạo thuận lợi để các doanh nghiệp lớn dùng nguồn cung vải từ Hàn Quốc, gia tăng khả năng hưởng lợi từ EVFTA.

TNG là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển đơn hàng do các nhà máy tọa lạc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, ít bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội. Do đó, PHS nâng dự phóng doanh thu thuần của TNG trong năm 2021 lên 5.428 tỷ đồng (tăng 21% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 182 tỷ đồng (tăng trưởng 19%).

Do lãi suất phi rủi ro giảm, PHS điều chỉnh giảm WACC của TNG từ 8,9% trong báo cáo trước còn 8,4%. PHS đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu TNG.

Chung khoan ngay 17/9: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 17/9?

Mở vị thế mua BMI quanh ngưỡng 32.500 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): BMI đã hình thành mô hình 2 đáy tịa ngưỡng 32.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và nằm trên dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 35.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 38.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 34.0.

Khuyến nghị theo dõi DBC với giá mục tiêu 69.600 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) tận dụng lợi thế quy mô và làm chủ chuỗi giá trị trong mảng 3F: chủ động nguồn cung thức ăn chăn nuôi nội bộ từ 80 - 90% nhu cầu chăn nuôi DBC, tối ưu hóa biên lợi nhuận gộp so với các doanh nghiệp nhỏ và hộ chăn nuôi.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn, nhờ (1) Mảng chăn nuôi: mở rộng công suất 3 tổ hợp dự án thuộc phân khúc thịt lợn trong giai đoạn 2022-2023 (2) Mảng dầu thực vật: Dự kiến nhà máy ép dầu giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động vào quý IV/2022 (3) Mảng bất động sản: Đẩy mạnh đầu tư vào các dự án tại Bắc Ninh.

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2021 dự kiến đạt lần lượt là 10.750 tỷ đồng (tăng 7,3% so với năm ngoái) và 1.127 tỷ đồng (giảm 19,5%), tương đương EPS fw là 9.683 đồng, PE fw là 6.5x, PB fw là 1.5x

BSC khuyến nghị theo dõi cho mã cổ phiếu DBC với giá 69.600 đồng/CP, upside 11% so với giá ngày 15/09/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 40 - 60%.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN