Mở vị thế mua PLP quanh ngưỡng giá 8.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): PLP đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD ủng hộ nhịp tăng giá trong khi chỉ báo RSI báo hiệu một nhịp tích lũy ngắn hạn từ 1-2 phiên. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 8.500 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 12.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 7.500 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho PC1 với giá mục tiêu 24.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo Nghị quyết HĐQT, CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) công bố sẽ tham gia trong đợt tăng vốn sắp tới của CTCP BĐS CT2 vào quý 1/2021, chi ra 300 tỷ đồng để sở hữu 49% cổ phần công ty này.
|
Chọn cổ phiếu nào phiên 17/12? |
Trong khi thông tin liên quan đến các dự án BĐS thuộc sở hữu của CT2 hiện chưa được công bố, chúng tôi cho rằng việc thâu tóm này là phù hợp với chiến lược kinh doanh của PC1 nhằm thâu tóm thêm quỹ đất và đưa mảng BĐS trở thành mảng kinh doanh cốt lõi từ năm 2022.
VCSC hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PC1 với giá mục tiêu 24.200 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời 7,6%.
Khuyến nghị mua HND với giá mục tiêu 20.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua và giá mục tiêu cho HND là 20.100 đồng/cp.
HND vận hành 2 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 1.200 MW và nằm tại Hải Phòng, địa điểm thuận lợi để nắm bắt nhu cầu điện năng mạnh mẽ tại miền Bắc.
Nhờ bảo trì hiệu quả và tính cạnh tranh về chi phí, HND thường vượt trội hơn các nhà máy nhiệt điện than khác tại Việt Nam (trong mẫu so sánh) tính theo theo hiệu suất hoạt động trong 5 năm qua.
Trong tương lai, VCSC kỳ vọng lợi nhuận của HND sẽ điều chỉnh từ mức cao kỷ lục trong năm 2019 với EPS giảm 3%/22%/6% trong năm 2020/2021/2022, do hiệu suất hoạt động thấp hơn do lượng mưa cải thiện và giá PPA cố định sự kiến giảm khoảng 20% từ năm 2021.
VCSC dự báo DPS đạt 1.600 đồng trong năm 2020, sau đó giảm còn 1.200 đồng trong năm 2021 và phục hồi về mức 1.600 đồng trong năm 2022 khi số dư nợ của HND giảm đáng kể.
Định giá của HND khá hấp dẫn tại EV/EBITDA dự phóng năm 2021 là 4,9 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi – thấp hơn khoảng 50% các công ty cùng ngành.
Yếu tố hỗ trợ: IPO của công ty mẹ EVNGENCO 2, nếu thành công, có thể dẫn đến mức cổ tức cao hơn dự kiến; Việc SCIC thoái vốn thành công sẽ cải thiện khả năng đầu tư cũa cổ phiếu.
Rủi ro: sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến; giá PPA điều chỉnh giảm từ năm 2021 thấp hơn dự báo.