Chứng khoán ngày 15/12: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 15/12.

Khuyến nghị mua MSN với giá mục tiêu 186.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Masan (MSN) công bố công ty con vận hành hệ sinh thái tiêu dùng The CrownX (TCX) đã ký kết với các nhà đầu tư, qua đó huy động 350 triệu USD vốn sơ cấp. Nhóm nhà đầu tư tham gia giao dịch này bao gồm TPG, Abu Dhabi Investment Authority và Temasek.

Giao dịch này cho định giá TCX ở mức 8,2 tỷ USD sau đầu tư (tương đương 7,85 tỷ USD trước đầu tư), tương đối phù hợp với định giá hiện tại của chúng tôi dành cho TCX là khoảng 8 tỷ USD. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của MSN tại TCX sẽ ở mức 81,4%.

Theo ban lãnh đạo, giao dịch này đánh dấu đợt huy động vốn cuối cùng tại TCX trước khi TCX thực hiện IPO trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023-2024. Số tiền huy động được từ giao dịch này sẽ dành để đầu tư vào các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng và mua lại cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu tại TCX.

Trong thông cáo báo chí của công ty, Masan cũng chia sẻ tham vọng của công ty về việc tham gia vào lĩnh vực fintech – bao gồm các sản phẩm Mua Trước Trả Sau – thông qua việc tận dụng, khai thác cơ sở khách hàng trung thành của công ty.

VCSC hiện có KN MUA và giá mục tiêu 186.000 đồng/CP dành cho MSN.

Chung khoan ngay 15/12: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 15/12?

Khuyến nghị mua PET với giá mục tiêu 32.800 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): PET đang hình thành xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 30.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50, cho thấy tín hiệu vận động tích cực.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 32.8, chốt lãi tại ngưỡng 39.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 30.0.

Khuyến nghị mua VEA giá mục tiêu 53.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Dựa trên số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hyundai Thành Công, chúng tôi ước tính doanh số bán lẻ xe du lịch (PC) của Việt Nam tăng 22% so với tháng trước (MoM) nhưng giảm 12% so với cùng kỳ năm trước (YoY) vào tháng 11/2021.

VCSC ước tính doanh số PC của Việt Nam trong tính riêng trong tháng 11 cao hơn 52% so với con số trung bình hàng tháng trong nửa đầu năm 2021. Những kết quả này cho thấy ngành PC tiếp tục phục hồi sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp ngăn cách xã hội vào tháng 10/2021 và củng cố tiềm năng phục hồi của nhu cầu ô tô tại Việt Nam nhờ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

VCSC lưu ý rằng tháng 11 và quý 4/2020 là cơ sở so sánh cao do người tiêu dùng dồn mua xe lắp ráp trong nước trước cuối năm 2020 để được hưởng các ưu đãi về phí trước bạ của Chính phủ (cụ thể, 5%- 6% giá bán lẻ). Theo ước tính, doanh số PC của Việt Nam giảm 7% YoY trong 11 tháng đầu năm 2021.

Trong số các nhà sản xuất ô tô chủ chốt, Thaco ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong 11 tháng đầu năm 2021 nhờ các mẫu xe chính như Kia Seltos (xe lắp ráp trong nước/CKD, SUV) và Kia Sorento (CKD, MPV). Mặt khác, doanh số của Honda và Hyundai có diễn biến kém tích cực nhất ngành trong khi Toyota ghi nhận KQKD phù hợp với diễn biến chung của toàn ngành.

Tương tự, doanh số xe máy của Honda Việt Nam tăng 19% MoM và 5% YoY trong tháng 11. Ước tính doanh số xe máy tính riêng trong tháng 11 cao hơn 15% so với con số trung bình hàng tháng trong nửa đầu năm 2021.

Theo VCSC, doanh số xe máy phục hồi chậm hơn doanh số PC trong tháng do tác động tiêu cực không đồng đều của dịch COVID-19 đối với thu nhập của người tiêu dùng phổ thông. Trong 11 tháng đầu năm 2021, doanh số xe máy của Honda Việt Nam giảm 8% YoY.

Kết quả doanh số ô tô và xe máy trong 11 tháng đầu năm 2021 vượt kỳ vọng. Do đó, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng các dự báo hiện tại cho VEA, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) với giá mục tiêu 53.900 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 29,8%, bao gồm lợi suất cổ tức là 8,7%.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN