Khuyến nghị khả quan cho VNM với giá mục tiêu 93.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Sữa Mộc Châu (MCM) - công ty con mà VLC (công ty con do VNM sở hữu 75%) nắm giữ 51% cổ phần - đã công bố tài liệu ĐHCĐ, trong đó đề xuất kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 với doanh thu đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (+6,7% YoY) và LNST đạt 343,5 tỷ đồng (+7,6% YoY).
Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh này tương ứng MCM lần lượt đóng góp 5% và 3% vào dự báo doanh thu và LNST năm 2022 của chúng tôi cho VNM.
Đối với cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021, MCM trước đây đã đề xuất trả cổ tức tiền mặt ở mức 2.500 đồng/CP - tương đương lợi suất cổ tức là 4,5%. MCM đã năm 2021. Phần cổ tức còn lại là 1.500 đồng/CP dự kiến được ủy quyền cho HĐQT quyết định thời gian chốt danh sách và thời gian thanh toán.
Ngoài ra, đối với cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2022, MCM đề xuất tỷ lệ thanh toán tối thiếu là 50% LNST so với tỷ lệ thực tế của năm tài chính 2021 là 86.2%.
Do kế hoạch này phù hợp với kỳ vọng hiện tại, VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo và định giá hiện tại của chúng tôi cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM).
VCSC hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho VNM với giá mục tiêu là 93.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 25,8%, bao gồm lợi suất cổ tức là 5,2%.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 14/3? |
Khuyến nghị mua ITD với giá mục tiêu 20.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): ITD nằm trong xu hướng hồi phục sau tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng 15.0 Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.9, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 15.0.
Khuyến nghị mua VEA với giá mục tiêu 54.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Dựa trên số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hyundai Thành Công, VCSC ước tính doanh số bán lẻ xe du lịch (PC) của Việt Nam tăng 72% so với cùng kỳ năm trước (YoY) nhưng giảm 34% so với tháng trước (MoM) vào tháng 2/2022.
Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu PC trong nước tiếp tục phục hồi sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội vào đầu tháng 10/2021 và củng cố khả năng phục hồi của nhu cầu ô tô tại Việt Nam được hỗ trợ bởi tầng lớp thu nhập trung bình cao ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, VCSC cho rằng mức giảm so với tháng trước chủ yếu do thời gian nghỉ Tết. Trong 2 tháng đầu năm 2022, doanh số PC của Việt Nam tăng 40% YoY.
Trong số các nhà sản xuất ô tô chủ chốt, Thaco ghi nhận KQKD cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2022 nhờ các mẫu xe mới như Toyota Corolla Cross (xe nhập khẩu/CBU, SUV) và Toyota Raize (CBU, SUV). Mặt khác, doanh số của Ford và Mitsubishi có diễn biến kém tích cực nhất ngành.
Tương tự, doanh số xe máy của Honda Việt Nam tăng 15% YoY nhưng giảm 45% MoM trong tháng 2. Trong 2 tháng đầu năm 2022, doanh số xe máy của Honda Việt Nam tăng 8% YoY.
Nhìn chung, KQKD phù hợp với dự báo cho sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số ô tô và xe máy trong năm 2022.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) với giá mục tiêu 54.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 24,7%, bao gồm lợi suất cổ tức là 9,6%.