Ngưỡng hỗ trợ của ACB nằm trong khoảng 25.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): ACB đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh vào cuối tháng 7.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có xu hướng tăng. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên 11/8, chỉ báo EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ACB nằm tại khu vực 25.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 30.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 24.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Ngưỡng hỗ trợ của VEA nằm trong khoảng 43.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): VEA đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh vào cuối tháng 7.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang giảm nhẹ. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên 10/8, chỉ báo EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VEA nằm tại khu vực 43.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 46.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 41.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua SCS với giá 143.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo website của công ty, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 18% YoY trong tháng 7; tuy nhiên, sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh 23% YoY trong cùng kỳ.
Sản lượng hàng hóa quốc tế giảm chủ yếu đến từ công suất vận chuyển hàng hóa hàng không thấp hơn do các lệnh hạn chế đi lại quốc tế.
Sản lượng hàng hóa quốc tế đã đang phục hồi khi các hãng hàng không gia tăng công suất vận chuyển hàng hóa hàng không thông qua việc sử dụng máy bay chuyên chở hàng hóa và/hoặc sử dụng máy bay hành khách để chở hàng hóa. Trong bối cảnh Việt Nam ban hành các lệnh hạn chế đi lại quốc tế, sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 38% trong tháng 4, 24% trong tháng 5 và 20% trong tháng 6 năm 2020.
VCSC cho rằng sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh chủ yếu nhờ số lượng chuyến bay trong nước gia tăng khi Việt Nam gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh hạn chế đối với chuyến bay trong nước từ giữa tháng 5. Ngoài ra, VCSC cho rằng sản lượng hàng hóa quốc tế thấp của SCS đã giúp công ty sử dụng nhiều công suất hơn cho lượng hàng hóa trong nước.
Mức giảm trong sản lượng hàng hóa quốc tế tháng 7 nhìn chung phù hợp với dự báo mức tăng trưởng âm trong quý 3/2020, giảm khoảng 18% YoY. Trong khi đó, sản lượng hàng hóa trong nước tháng 7 vượt kỳ vọng – tuy nhiên sản lượng hàng hóa trong nước chỉ đóng góp khoảng 7% trong tổng doanh thu của SCS trong giai đoạn 2018-2019.
Ngoài ra, tình trạng dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đà tăng trưởng của nhu cầu đi lại trong nước. Do đó, VCSC cho rằng không có khả năng điều chỉnh giảm đáng kể nào cho dự báo hiện tại.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho SCS với giá mục tiêu 143.200 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 36,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,4%.