Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 133.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC giữ khuyến nghị MUA cho CTCP FPT (FPT) với giá mục tiêu 133.500 đồng/cp khi vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng mạnh của các mảng kinh doanh chủ chốt của FPT: Dịch vụ CNTT, Giáo dục và Dịch vụ Viễn thông.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm 11% khi cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2023 so với cuối năm 2022 trước đây đồng thời giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 1% chủ yếu do dự báo doanh thu từ Xuất khẩu Phần mềm (XKPM) thấp hơn trong bối cảnh đồng yên Nhật trượt giá.
Giá mục tiêu tương ứng P/E năm 2022/2023 của FPT là 25/20 lần, VCSC tin rằng điều này hợp lý do triển vọng lợi nhuận khả quan. VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2021-2024 đạt 22%.
Rủi ro: Cạnh tranh gay gắt từ các công ty viễn thông tích hợp cung cấp cả dịch vụ băng rộng cố định và di động; không cải thiện năng lực trong các công nghệ mới.
Khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 141.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu lên khoảng 10% và nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA với giá mục tiêu 141.700 đồng/cp khi kỳ vọng Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu thô/khí cao và nhu cầu khí phục hồi trong thời gian tới, cùng với triển vọng tăng trưởng dài hạn mạnh mẽ từ việc nhập khẩu LNG vào Việt Nam.
Giá mục tiêu tăng 10% là do 1) VCSC nâng tổng dự phóng lợi nhuận giai đoạn 2022-2031 lên khoảng 9%, theo các giả định về giá dầu thô điều cao hơn và 2) VCSC cập nhật giá mục tiêu vào giữa năm 2023.
VCSC điều chỉnh giảm 25% dự báo cổ tức tiền mặt năm 2022 xuống còn 3.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 2,8%), sau kế hoạch năm 2022 của công ty. Trong khi đó, duy trì dự phóng mức cổ tức tiền mặt 2023-2026.
VCSC kỳ vọng LNST-MI 2022F tăng trưởng mạnh 44,3% YoY - với giả định sản lượng tiêu thụ phục hồi 16,8% YoY và giá dầu nhiên liệu (FO) / LPG tăng 25,2% / 17,6% YoY trong năm 2022F.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 12/5? |
Dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS là 23,4% trong giai đoạn 2021-2026, nhờ lợi nhuận cao hơn từ mảng vận chuyển, bù đắp cho lợi nhuận giảm từ mảng kinh doanh khí khi các mỏ khí giá rẻ hết trữ lượng.
VCSC dự báo lợi nhuận từ mảng vận chuyển (LNG) sẽ tăng gấp đôi và đóng góp khoảng 70% vào lợi nhuận ròng của GAS vào năm 2026 so với khoảng 40% vào năm 2021.
GAS có tiềm lực tài chính mạnh mẽ với 1,5 tỷ USD tiền mặt và tỷ lệ đòn bẩy ròng -46,0%. Theo quan điểm, định giá của GAS có vẻ hấp dẫn với PEG 5 năm là 0,7.
Yếu tố hỗ trợ: Giá dầu Brent, dầu nhiên liệu và LPG cao hơn dự kiến; sản lượng khí cao hơn dự kiến có thể đáp ứng kế hoạch của công ty là 8,8 tỷ m3 (+24,8% YoY).
Rủi ro giảm: Nguồn cung khí thấp hơn dự kiến từ các mỏ khí giá rẻ vào năm 2022; Giá LNG tăng cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu LNG vào năm 2023.
Khuyến nghị mua HDG với giá mục tiêu 82.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì quan điểm rằng CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) là một cơ hội đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo của Việt Nam do tiềm năng quỹ đất tăng gấp bốn lần lên 450 ha và công suất điện tăng gấp đôi lên 1.000 MW trong 5 năm tới, điều này tương ứng lợi nhuận sẽ tăng mạnh sau năm 2025.
VCSC nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA với giá mục tiêu 82.000 đồng/cp vì giá cổ phiếu HDG đã giảm khoảng 30% trong ba tháng qua. VCSC tăng giá mục tiêu thêm 2% do lợi nhuận từ mảng năng lượng cao hơn trong giai đoạn dự báo.
Giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 5% do lợi nhuận từ mảng bất động sản thấp hơn dự kiến, ảnh hưởng mức điều chỉnh tăng 18% trong dự báo LNST cho mảng năng lượng. VCSC duy trì dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022- 2025.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS sẽ tăng khoảng 22% YoY vào năm 2022 chủ yếu nhờ ghi nhận lợi nhuận gấp đôi từ dự án Charm Villas và đóng góp cả năm từ 3 nhà máy điện được lắp đặt vào năm 2021.
VCSC nhận thấy HDG có định giá hấp dẫn với P/E năm 2022 là 7,5 lần - chiết khấu 60% so với P/E trượt của một số công ty cùng ngành. VCSC xem xét việc điều chỉnh khuyến nghị dựa trên tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS dự phóng là 29% cho giai đoạn 2021- 2025.
Rủi ro: Tiến độ của các dự án bất động sản trong tương lai chậm hơn dự kiến. Yếu tố hỗ trợ: Dự án điện gió lớn An Phong (300 MW) nằm trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam (PDP) VIII.