Khuyến nghị mua IDC với giá mục tiêu 102.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (BSC): Công bố báo cáo lần đầu dành cho Tổng CT IDICO (HNX: IDC) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 102.500 đồng/cổ phiếu.
IDC là một trong những chủ đầu tư KCN hàng đầu tại Việt Nam và đã chuyển đổi thành công từ công ty Nhà nước sang công ty tư nhân.
Ngoài mảng KCN, IDC còn đầu tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự án bất động sản dân dụng/thương mại. Công ty đang tái cấu trúc sau khi trở thành một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân, tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là phát triển KCN và các lĩnh vực liên quan.
Ngoài quỹ đất hiện tại bao gồm các dự án tại các cụm KCN phía Bắc và phía Nam với tổng diện tích có thể cho thuê còn lại là 868 ha, IDC có kế hoạch mở rộng KCN ở cả hai cụm công nghiệp này.
VCSC ước tính rằng tổng diện tích KCN của IDC sẽ tăng thêm 2.000 ha vào giai đoạn 2022-2030 - tương đương với khoảng 1.500 ha diện tích cho thuê (tăng 175% so với cuối năm 2021).
Dự báo doanh thu năm 2022 sẽ tăng 67% YoY lên 7,2 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 320% YoY đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là nhờ quyết toán kinh doanh KCN Nhơn Trạch 5 cũng như sự phục hồi của mảng năng lượng và thu phí sau đại dịch.
Trong giai đoạn 2022-2026, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh thu là 19% và LNST sau lợi ích CĐTS 18% và VCSC kỳ vọng chủ yếu nhờ vào việc bán đất KCN tích cực, tăng tốc ghi nhận doanh thu nhờ số dư doanh thu chưa thực hiện lớn của IDC và đóng góp tăng lên từ dự án khu đô thị - đặc biệt là dự án khu đô thị Hựu Thạnh, bắt đầu từ năm 2024.
Yếu tố hỗ trợ: Trì hoãn phê duyệt KCN trong tương lai; sự phát triển chậm hơn dự kiến của các dự án KCN trong tương lai; quá trình tái cơ cấu kéo dài.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 12/4? |
Khuyến nghị khả quan MBB với giá mục tiêu 37.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã công bố tờ trình ĐHCĐ về phương án nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém tại Việt Nam. Những ghi nhận chính của chúng tôi như sau:
MBB sẽ mua lại 100% vốn điều lệ (không quá 5 nghìn tỷ đồng) của tổ chức tín dụng được chỉ định. Tổ chức tín dụng được chỉ định sẽ hoạt động như một ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, là một tổ chức độc lập.
Tại thời điểm mua lại, tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được chỉ định sẽ không vượt quá 10% tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu của MBB. Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được chuyển giao bắt buộc dự kiến âm không quá 20 nghìn tỷ đồng (+/- 10%).
Phương thực kế toán đặc biệt sẽ được áp dụng: MBB được miễn trừ hợp nhất báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng được chỉ định. MBB có thể loại trừ tổ chức tín dụng được chỉ định khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất. MBB không phải trích lập dự phòng đối với phần vốn góp vào tổ chức tín dụng được chỉ định và có thể loại trừ tổ chức tín dụng được chỉ định khi tính toán giới hạn mức vốn góp, mua cổ phần vào các doanh nghiệp và công ty con, công ty liên kết khác.
MBB kỳ vọng thông qua việc hỗ trợ tổ chức tín dụng được chỉ định, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của MBB sẽ cao hơn gấp 1,5-2 lần mức tăng trưởng bình quân của thị trường trong dài hạn. Mặc dù không có thêm thông tin chi tiết nhưng chúng tôi cho rằng MBB kỳ vọng một số ưu đãi như hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Qua các cuộc thảo luận gần đây, có vẻ như khả năng MBB sẽ được đề nghị mua lại Ocean Bank ngày càng cao. Ocean Bank hiện có 101 chi nhánh và phòng giao dịch (so với 300 chi nhánh và phòng giao dịch tại MBB) và việc thâu tóm các chi nhánh này sẽ tạo ra nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm cho MBB và nâng cao thu nhập từ phí.
Tuy nhiên, thương hiệu Ocean Bank hiện tại chưa có nhiều uy tín nên chúng tôi cho rằng tác động tăng lên thu nhập phí sẽ hạn chế trong ngắn hạn.
Theo số liệu gần đây nhất mà VCSC có được về Ocean Bank từ SSI, tính đến năm 2020, dư nợ cho vay là 20 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu là khoảng 50%. Số dư dự phòng tính đến năm 2020 là 8,4 nghìn tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ bao phủ nợ - LLR là 84%) và số dư tiền gửi là 32 nghìn tỷ đồng. Lỗ lũy kế năm 2020 của Ocean Bank là 14 nghìn tỷ đồng.
VCSC hiện đang có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với MBB với giá mục tiêu là 37.900 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị phù hợp cho GEX với giá mục tiêu 38.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Tập đoàn GELEX (GEX) đã công bố tài liệu ĐHCĐ trong đó đặt mục tiêu doanh thu đạt 36 nghìn tỷ đồng (+26% YoY) và LNTT đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+27% YoY).
Kế hoạch LNTT của công ty thấp hơn 16% so với dự báo của VCSC. VCSC tin rằng kế hoạch kinh doanh này khá thận trọng khi kết quả lợi nhuận thực tế của công ty cao hơn khoảng 20% so với kế hoạch trong 2 năm qua.
GEX đã đề xuất không chia cổ tức cho năm 2021. Tuy nhiên, GEX đề xuất mức cổ tức là 15% cho năm 2022, có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Kế hoạch đầu tư: - Mảng điện: GEX đang chuẩn bị các bước sơ bộ để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất khoảng 1.600 MW, bao gồm trang trại điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800 MW), trang trại điện gió Gia Lai (100 MW), trang trại điện gió Đắk Lắk (200 MW) và trang trại điện mặt trời Bình Phước 1 & 2 (480 MW) – bên cạnh dự án LNG Long Sơn và các dự án tiềm năng khác.
Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. - Mảng nước: GEX dự kiến nâng công suất nước lên 600.000 m3/ngày tại nhà máy nước Sông Đà.
GEX đặt mục tiêu đưa công suất nước mới đi vào hoạt động trong quý 4/2024. - Mảng khu công nghiệp: GEX đang chuẩn bị phát triển thêm 1.900 ha đất khu công nghiệp - phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho 4.300 ha đất phức hợp khu công nghiệp/khu đô thị/dịch vụ.
VCSC hiện có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho GEX với giá mục tiêu là 38.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 1,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.