Chứng khoán hôm nay 8/1: Cần chú ý đến MPC, VJC, TDM

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 8/1.
 

Mua MPC khi cổ phiếu trở về vùng giá 13.500 đồng/cp

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): MPC đang trong quá trình hồi phục trở lại từ nền giá 18.500 đồng/cp sau khi đã ở trong xu hướng giảm từ tháng 4 năm ngoái.

Trong ngày 7/1, thanh khoản cổ phiếu tăng cao đã đẩy giá MPC vượt khỏi ngưỡng kháng cự 23.000 đồng/cp. Các chỉ báo kỹ thuật cũng đang ở trong trạng thái tích cực. Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua cho thấy dư địa tăng vẫn còn.

Ngưỡng kháng cự tiếp theo của cổ phiếu nằm tại vùng giá xung quanh 27.500 đồng/cp. Theo đánh giá của BSC, nếu đà hưng phấn hiện nay tiếp tục được duy trì, MPC có thể tiếp cận trở lại khu vực trên 30.000 đồng/cp trong trong năm nay.

Chung khoan hom nay 8/1: Can chu y den MPC, VJC, TDM
 

Nắm giữ VJC với giá mục tiêu 156.300 đồng/cp

CTCK MB (MBS:) Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 và 2020 của CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) được dự phóng lần lượt đạt 5.420 và 5.667 tỷ đồng, tăng trưởng 1,6% và 4,6% cùng kỳ.

MBS hạ dự phóng năm 2019 và 2020 lần lượt 8% và 23% do (i) Vietjet mất thị phần nhiều hơn dự tính, (ii) hạ giá vé, và (iii) biên lợi nhuận gộp năm 2020 giảm 1,4% về 15% từ mức 16,4%.

Quý 4/2019 dự kiến sẽ khó khăn hơn quý 3. Trong quý 3 các hãng hàng không đồng loạt hạ giá vé máy bay do hưởng lợi từ giá nhiên liệu và để gia tăng vị thế thị phần trong dịp cao điểm Tết Dương lịch và Âm lịch.

MBS cho rằng biên lợi nhuận gộp sẽ giảm còn 11,3% trong quý 4/2019 từ mức 12,0% quý 3/2019 với chiến lược hạ giá vé. Cùng với đó VJC tiếp tục mất thị phần nội địa còn 42,5% từ 42,9% và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp diễn trong năm 2020 do sự mở rộng của Bamboo Airways.

Ngoài ra, thị trường quốc tế là điểm tựa vững chắc. Với thị phần quốc tế ở mức 27%, VJC hiện đang là doanh nghiệp có thị phần quốc tế lớn nhất nhờ chiến lược tập trung vào thị trường này. Doanh thu vận tải thị trường quốc tế hiện đang chiếm 52% so với thị trường nội địa 48%, việc yêu cầu dịch vụ trên các chuyến bay quốc tế tạo lợi thế cho VJC tăng doanh thu trên mảng này.

Hiện doanh thu phụ trợ/hành khách đạt 17,3 USD (tăng trưởng 14,6%) trong quý 3/2019. MBS kỳ vọng thị trường này sẽ đạt mức tăng trưởng 19% trong 2020 nhờ vào: (i) hành khách quốc tế tăng trưởng 18,6% từ khách du lịch quốc tế và khách Việt Nam du lịch nước ngoài, (ii) ít tác động cạnh tranh đối với Vietjet từ hãng hàng không mới là Bamboo Airways do hãng này tập trung khách hàng cao cấp.

MBS tiếp tục duy trì khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiểu VJC, giá mục tiêu 156.300 đồng/cp theo phương pháp định giá từng phần (i) phần giá trị cốt lõi – vận tải hàng không sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF, (i) phần lợi nhuận từ nghiệp vụ Sale-Lease Back chúng tôi định giá theo hệ số 2020 P/E mục tiêu 10,6x theo trung bình nhóm hàng không giá rẻ.

Khuyến nghị TDM với giá mục tiêu 30.800 đồng/cp

CTCK Bảo Việt (BVSC): BVSC sử dụng hai phương pháp định giá là FCFF để xác định mức giá nội tại cổ phiếu và phương pháp so sánh P/E để xác định mức giá mục tiêu ngắn hạn.

Mức định giá theo phương pháp FCFF của cổ phiếu CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) là 38.000 đồng/cp và mức giá theo phương pháp P/E là 30.800 đồng/cp (lưu ý: định giá P/E được tính theo EPS dựa trên giả định hoạch toán khoản đầu tư vào BWE là công ty liên kết trên báo cáo hợp nhất).

CTCP Nước Thủ Dầu Một là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả hoạt động ở mức cao. Công ty có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh trong vài năm tới nhờ đầu tư thêm nhà máy mới cũng như nhu cầu nước sạch tăng ở Bình Dương.

Cùng với đó, mức giá hiện tại của TDM đang ở mức chiết khấu hấp dẫn so với mức giá mục tiêu ngắn hạn. Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu TDM với mức giá mục tiêu trong một năm là 30.800 đồng/cp.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN