Chứng khoán hôm nay 16/3: Có nên bắt đáy HND, POW, PC1, VHM?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 16/3.
 

HND có thể sẽ đi ngang tích lũy trong khu vực 14.500-15.500 đồng/cp

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): HND thời gian vừa qua đã ở trong trạng thái điều chỉnh ngắn hạn sau khi đã tạo lập đỉnh lịch sử tại mốc 18.000 đồng/cp.

Thanh khoản cổ phiếu tuy đang có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn duy trì giá trị khá tốt và ổn định. Phiên 13/3 sau khi tiếp cận vùng hỗ trợ tại xung quanh giá 14.000 đồng/cp, HND đã có sự bật tăng 2% tương đối tích cực.

Tuy vậy, các chỉ báo kỹ thuật hầu hết vẫn chưa cho thấy dấu hiệu cho thấy có sự đảo chiều xu hướng. Theo đánh giá của BSC, HND có thể sẽ đi ngang tích lũy trong khu vực 14.500-15.500 đồng/cp trong thời gian tới để tìm thêm động lực cho quá trình tăng giá dài hạn.

Khuyến nghị mua POW nhờ tác động tích cực từ sản lượng cao

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho Tổng Công ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam (POW) khi giả định tác động tích cực từ sản lượng cam kết cao hơn sẽ giúp bù đắp cho tác động tiêu cực từ mức giảm mạnh sản lượng tại nhà máy Nhơn Trạch 1 (NT1).

VCSC điều chỉnh giảm 2,4% lãi ròng 2020 do giả định mức giảm 50% sản lượng của nhà máy NT1 (do thiếu hụt khí) lấn áp tác động tích cực từ sản lượng cao hơn của nhà máy Vũng Áng và giá khí thấp hơn.

Nâng dự báo lãi ròng điều chỉnh giai đoạn 2021-2024 thêm 1,8%, chủ yếu do sản lượng cam kết cao hơn cho các nhà máy nhiệt điện. POW là một cơ hội đầu tư hấp dẫn trong ngành điện Việt Nam do triển vọng thiếu hụt điện của đất nước có tăng trưởng kinh tế cao, khối tài sản lớn, chất lượng tài sản cao và cơ hội mở rộng công suất thêm 35% trong ngắn hạn.

Định giá của POW là hấp dẫn khi hiện đang giao dịch với 2020F EV/EBITDA đạt 5,6 lần và P/E 8,6 lần, thấp hơn lần lượt 41% và 23% so với các công ty cùng ngành trong khu vực.  

Chung khoan hom nay 16/3: Co nen bat day HND, POW, PC1, VHM?
 

Nâng khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá 21.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) nhưng giảm giá mục tiêu 17,2% còn 21.600 đồng/cp do điều chỉnh giảm dự báo lãi ròng 2020-2024, đặc biệt là trong năm 2020.

Điều chỉnh giảm 17,3% dự báo lãi ròng 2020 do (1) giả định biên lợi nhuận thấp hơn cho mảng xây lắp, (2) giả định doanh số bán và giá bán thấp hơn cho danh mục thủy điện và (3) tăng dự báo lỗ từ công ty liên kết Gang thép Cao Bằng.  

Dự báo tăng trưởng lãi ròng 2020 đạt 38,5%, đến từ (1) dự án BĐS Thanh Xuân, (2) 2 nhà máy thủy điện mới và (3) lợi nhuận đi ngang từ mảng lưới điện và sản xuất trụ điện.

PC1 sẽ được hưởng lợi từ dự phóng công suất điện tăng gấp 3 lần trong vòng 15 năm tới. VCSC dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 2019-2022 đạt 16,2%, đến từ công suất điện tăng gấp đôi và 3 dự án BĐS.

Nâng khuyến nghị mua cổ phiếu VHM với giá 111.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Vinhomes (VHM) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 2% lên 111.000 đồng/cp, chủ yếu do số dư tiền mặt ròng cao hơn tính đến cuối năm 2019.

Khi doanh số bán theo hợp đồng và lợi nhuận năm 2019 phần lớn phù hợp với kỳ vọng của VCSC, duy trì dự báo lãi ròng năm 2020 đạt 24,7 nghìn tỷ đồng nhờ lượng backlog tăng mạnh của công ty đạt 91,4 nghìn tỷ đồng tính đến cuối năm 2019.

Dự phóng tổng giá trị bán theo hợp đồng tăng 14% trong năm 2020 đạt 104 nghìn tỷ đồng so với mức cơ sở cao năm 2019 là 91,1 nghìn tỷ đồng và tăng 12% trong năm 2021 – chủ yếu đến từ mở bán các dự án nhà ở, bán lẻ và bán buôn trong các dự án Vinhomes và mở bán các dự án Gallery Giảng Võ, VEFAC Mễ Trì và Dream City Hưng Yên.

Duy trì quan điểm cho rằng VHM có vị thế tốt để tận dụng câu chuyện tăng trưởng của ngành BĐS nhà ở tại Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, thị phần thống trị và các dự án đa mục đích riêng biệt.  

Giá mục tiêu cũng tương ứng với P/E 2020 đạt 14,8 lần – cao hơn so với mức P/E mục tiêu 12,5 lần trung vị các công ty cùng ngành của Bloomberg – nhưng được hỗ trợ bởi tăng trưởng EPS và ROE dự báo cao hơn.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN