Trong kịch bản tích cực, VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 – 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại.
Động lực đến từ quyết tâm của Chính phủ khi gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai, đồng thời tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện, diễn biến biến giá cả hàng hóa vận động theo xu hướng khả quan, thị trường sẽ phân hóa khi các cổ phiếu hưởng lợi, cơ bản có KQKD quý II tốt kỳ vọng sẽ đóng vai trò dẫn dắt.
|
Kịch bản thị trường theo dự đoán của BSC. |
Với kịch bản thứ hai, giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục gia tăng gây áp lực lên lạm phát và chính sách điều hành vĩ mô trong nước, đồng thời tâm lý tiêu cực, thận trọng quay trở lại. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặt khác, FED sẽ bắt đầu các đợt nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán theo lộ trình bên cạnh các gói trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây áp dụng đối với Nga – gây nên tâm lý lo ngại đối với thị trường VN-Index được dự báo dao động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm.
Nói thêm về định giá thị trường, P/E của VN-Index kết thúc tháng 5 ở mức 13,89 lần, giảm 5,68% so với tháng 4 và thấp hơn mức 16,37 lần P/E bình quân 5 năm. Mức P/E của VN-Index hiện đang ở mức định giá hấp dẫn khi đứng thứ 7 châu Á, sau những phiên giảm điểm P/E của HNX-Index ở mức 16,16 lần – đứng thứ 11 khu vực châu Á.
Theo dự báo của Chứng khoán BSC, P/E của VN-Index quay trở lại vận động trong vùng 14 - 14,5 lần khi tâm lý thị trường ổn định trở lại, nền kinh tế tiếp tục cho thấy tín hiệu hồi phục khả quan.
Về chiến lược đầu tư trong tháng 6, Chứng khoán BSC khuyến nghị một số nhóm ngành, cổ phiếu có thể phân bổ danh mục, cụ thể như nhóm đầu tư công, hạ tầng, thu hút FDI bao gồm ngành bất động sản, khu công nghiệp (BCM, LHG, KBC), ngành BĐS thương mại (VHM, DXG, NLG).
Chủ đề đầu tư thứ hai được Chứng khoán BSC đưa ra là nhóm phục hồi nhu cầu thế giới hậu COVID-19 như ngành cảng biển & vận tải (GMD, VSC), ngành thủy sản (VHC, ANV), ngành dệt may (MSH, TNG).
Nhóm phục hồi kinh tế hậu COVID-19 có ngành Công nghệ thông tin - Bưu chính viễn thông (FPT, CTR), ngành ngân hàng (MBB, VCB, TCB), ngành tiêu dùng – bán lẻ (MWG, PNJ), ngành phân bón hóa chất (DPM, DGC), ngành điện (REE, PC1).