1. Travis Kalanick, Uber
Năm 2017 đầy sóng gió đối với Uber khi liên tiếp bị phanh phui nhiều bê bối. Một trong số đó là việc một cựu kỹ sư cáo buộc bị quấy rối tình dục và phân biệt đối xử trong thời gian làm việc tại Uber. Startup này cũng gặp rắc rối với cuộc chiến pháp lý với Google, khi bị cáo buộc đánh cắp bí mật công nghệ xe tự lái. Tháng 6/2017, nhà sáng lập Travis Kalanick chính thức từ chức CEO, nhưng vẫn là thành viên Hội đồng quản trị. Hai tháng sau đó, cựu CEO của Expedia - Dara Khosrowshahi, tiếp quản vị trí điều hành Uber, được kỳ vọng đem lại cơn gió mới, cải thiện văn hoá công ty vốn ưu tiên kết quả và tăng trưởng nhanh, thay vì tập trung vào sự an toàn và giá trị của nhân viên.
2. Marissa Mayer, Yahoo
Năm 2012, rời Google, Marissa Mayer sang làm CEO của Yahoo. Năm năm giữ quyền của Mayer gắn liền với nhiều tranh cãi, rằng việc tập trung vào nền tảng số di động của bà không mang lại kết quả đáng kể và bê bối rò rỉ thông tin của 3 tỷ người dùng vào năm 2013. Cuối tháng 4/2017, bà Mayer chính thức rời vị trí CEO của Yahoo, mang theo khoản lương bổng gần 260 triệu USD.
3. Kwon Oh-hyun, Samsung Electronics
Sau 32 năm làm việc tại Samsung, trong đó có 5 năm giữ chức CEO, ông Kwon Oh-huyn chính thức rời Samsung Electronics vào giữa tháng 10/2017, chỉ vài tuần sau khi người thừa kế nhiệm Tập đoàn Samsung -Jay Y. Lee bị kết án 5 năm tù vì tội hối lộ cùng một số tội danh khác. Thông tin ông Kwon từ chức gây chấn động lớn đối với gã khổng lồ Hàn Quốc. Trong thư gửi nhân viên, ông Kwwon giải thích lý do quyết định từ chức: "Tôi tin rằng bây giờ là lúc công ty có một khởi đầu hoàn toàn mới, với tinh thần mới và đội ngũ lãnh đạo trẻ để ứng phó tốt hơn với những thách thức trong ngành công nghệ đang thay đổi nhanh chóng", ông viết. "Hiện là lúc công ty cần một lãnh đạo mới hơn bao giờ hết".
4. Howard Schultz, Starbucks
Tháng 4/2017, Howard Schultz từ chức CEO để trở thành chủ tịch Starbucks - vị trí cho phép ông có nhiều thời gian dành cho các mục tiêu xã hội của công ty cũng như tăng trưởng của Roasteries và hệ thống bán lẻ Starbucks Reserve. Mới đây, công ty này mở cửa hàng lớn nhất thế giới tại Trung Quốc.
5. Meg Whitman, HPE
Bà Meg Whitman gia nhập HP vào năm 2011 sau chiến dịch tranh cử chức thống đốc bang California. Trong suốt thời gian lãnh đạo HP với vị trí CEO, bà Whitman đã dẫn dắt công ty phân tách làm đôi với Hewlett Packard Enterprise tập trung vào phần mềm và dịch vụ, còn HP Inc. chú trọng vào máy tính, máy in. "Tôi cho rằng bây giờ chính là thời điểm để Antonio Neri - Chủ tịch HPE và thế hệ lãnh đạo mới lên nắm quyền". Trước đó, bà Whitman được cho là tham gia phỏng vấn cho vị trí CEO thay thế Travis Kalanick tại Uber.