Sự thật về hacker rao bán cách chiếm đoạt tài khoản Zalo

Theo các chuyên gia, nếu nội dung rao bán của tin tặc này là có thật, thì sẽ chỉ ảnh hưởng tới người dùng Zalo trên điện thoại chạy hệ điều hành Android.

Những ngày gần dây, người dùng Zalo tỏ ra lo lắng vì tin tức một hacker rao bán cách chiếm đoạt tài khoản Zalo chỉ bằng một đường link.
Su that ve hacker rao ban cach chiem doat tai khoan Zalo
F-Secure khuyến cáo người dùng hãy nâng cấp phiên bản hệ điều hành mới nhất cho thiết bi, sử dụng Firewall (tường lửa) để giám sát nguồn gốc và điểm đến của các kết nối ứng dụng.
99% nạn nhân có thể bị hack
Trên diễn đàn trao đổi dữ liệu của hacker tên Raid***, một tài khoản mới lập vào tháng 8/2021 mang tên ilovevng đã đăng bài chào bán lỗ hổng 0-day (Zero day) giúp chiếm quyền kiểm soát bất kỳ tài khoản Zalo Chat hay Zalo Pay nào.
Su that ve hacker rao ban cach chiem doat tai khoan Zalo-Hinh-2
Theo chuyên gia, ở ngay đoạn đầu quảng cáo của tin tặc, ta có thể thấy tin tặc viết là "3-4 lỗ hổng khác nhau"
Cụ thể, tin tặc cho biết cần phải gửi một đường link tới nạn nhân thông qua ứng dụng Zalo. "Chỉ cần nạn nhân nhấn vào đường link đó, tài khoản của họ sẽ thuộc về bạn mà không cần phải làm thêm bất kỳ thao tác nào khác", người bán khẳng định. Nhân vật này cũng cam kết cung cấp mẹo để khi gửi link thì 99% nạn nhân sẽ nhấn vào mà không nghi ngờ gì.
"Lỗ hổng này không để lại bất kỳ dấu vết nào, không cảnh báo… Nạn nhân có thể là bất kỳ ai bạn muốn", tin tặc cho biết.
Người mua cũng được hứa hẹn cung cấp video bằng chứng quá trình khai thác lỗ hổng bảo mật nói trên thành công trước khi thanh toán cho tin tặc. Phương thức thanh toán duy nhất được chấp nhận là tiền điện tử.
Sự thật về lỗ hổng bảo mật Zalo
Theo chuyên gia an toàn thông tin mạng của hãng bảo mật F-Secure Corporation, cách hacker viết bài rao bán này rất lạ. Thông thường, người bán trong diễn đàn cung cấp thông tin về lỗ hổng bảo mật hoặc ảnh chụp màn hình như một cách để đảm bảo với người mua về mặt hàng rao bán của mình là chính xác. Tuy nhiên trên những diễn đàn này cũng rất nhiều các bài viết lừa đảo hoặc nhằm mục đích lợi ích khác.
Theo chuyên gia, ở ngay đoạn đầu quảng cáo của tin tặc, ta có thể thấy tin tặc viết là "3-4 lỗ hổng khác nhau". Nó phải cụ thể là 3 hoặc 4.
Ngoài ra, tin tặc này có vẻ là người mới vì tài khoản đăng thông tin này là mới được tạo. Đồng thời trong bài viết có tiết lộ những thông tin không cần thiết như "Tôi biết nhiều kỹ sư bảo mật của VNG chơi CTF,..." Điều này có thể cho thấy người rao bán này tuổi còn trẻ và không có kinh nghiệm. Ở gần cuối bài đăng, người bán này nói rằng chuỗi khai thác đó không phải là lỗ hổng, ngược lại hoàn toàn nội dung ở đầu bài viết là điều còn khó hiểu hơn.
"Những thông tin trên dẫn tới phán đoán của chúng tôi về người bán là người mới và không tự tin về những phát hiện của mình," chuyên gia F-Secure cho biết.
Nếu nội dung rao bán của tin tặc này là có thật, thì chúng tôi cho rằng nó sẽ chỉ ảnh hưởng tới người dùng Zalo trên máy điện thoại chạy hệ điều hành Android, vì với hệ điều hành iOS phiên bản mới nhất thì hiện chưa có lỗ hổng nào được biết đến để "bẻ khóa và giành quyền truy cập root".
Chính vì vậy, F-Secure khuyến cáo người dùng hãy nâng cấp phiên bản hệ điều hành mới nhất cho thiết bi, sử dụng Firewall (tường lửa) để giám sát nguồn gốc và điểm đến của các kết nối ứng dụng. Đồng thời cài đặt phần mềm bảo mật thiết bị trên máy tính hoặc máy điện thoại của mình, cũng như sử dụng dịch vụ Internet an toàn để bảo vệ các truy cập ra Internet. Tại Việt Nam, F-Secure hợp tác với FPT Telecom cung cấp dịch vụ Internet an toàn F-Safe để bảo vệ tất cả các thiết bị thông minh trong hộ gia đình không truy cập vào những trang web độc hại, giả mạo. Cẩn trọng trước khi click vào bất kỳ đường link nào được chia sẻ, ngay cả khi người đó là bạn bè của mình.

Kinh ngạc robot “tu” 10 giọt rượu sẽ... cày việc cả tiếng đồng hồ

Các kỹ sư của Mỹ vừa chế tạo ra một con robot mini chạy hoàn toàn bằng rượu, có thể leo qua các địa hình phức tạp và mang vác các vật thể nặng gấp nhiều lần trọng lượng của mình.

Kinh ngac robot “tu” 10 giot ruou se... cay viec ca tieng dong ho
 Một nhóm các kỹ sư đến từ Đại học Southern California, Mỹ đã chế tạo thành công một robot chạy bằng rượu có tên "RoBeetle". Giống như tên gọi, nó mang hình dáng một con bọ cánh cứng thường sống trên các cây xanh.

Chân dung hacker nhỏ tuổi nhất thế giới, từng “xử” điện thoại Tổng thống

(Kiến Thức) - Thần đồng hacker 10 tuổi người Phần Lan tên Jani đã hack điện thoại của Tổng thống Obama nhưng...không tìm thấy điều gì thú vị ngoài những email và dòng code chạy nhàm chán.

Chan dung hacker nho tuoi nhat the gioi, tung “xu” dien thoai Tong thong
Với thân hình nhỏ bé, gương mặt ngây thơ, không ai nghĩ cậu bé 9 tuổi Reuben Paul này là một nhà nghiên cứu an ninh mạng. Paul có khả năng đột nhập vào điện thoại hoặc máy tính của một đối tượng mà người đó không hề biết.

Siêu hiếm rừng gỗ hóa thạch: Một mảnh khắc tượng Phật hơn 2 tỷ đồng!

Một khu rừng nhiệt đới tồn tại cách đây 225 triệu năm, tuy nhiên sau đó nó dã bị xóa sổ và hình thành khu rừng gỗ hóa thạch có giá trị cực khủng. 

Sieu hiem rung go hoa thach: Mot manh khac tuong Phat hon 2 ty dong!
 Vườn quốc gia Petrified Forest nằm ở phía bắc Arizona, Mỹ có khí hậu khô hạn khiến cây cối ở đây mọc thành từng cụm và rất thấp. Tuy nhiên, vào 225 triệu năm trước nó từng là một khu rừng lá kim tươi tốt.