Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày mai, 16/5

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

* HBC: CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – HOSE) thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với chỉ tiêu doanh thu 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng.
* SHI: Bà Đào Lệ Phương, người có liên quan đến ông Nhữ Văn Hoa – Phó tổng giám đốc CTCP Quốc tế Sơn Hà (SHI – HOSE) đã bán ra hơn 1,73 triệu cổ phiếu SHI từ ngày 30/3 đến 29/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Phương đã giảm sở hữu tại SHI xuống còn hơn 877.000 cổ phiếu.
* GAB: Ngày 15/5, HĐQT CTCP Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB – HOSE) thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT của ông Trần Thế Anh. Đồng thời, bầu ông Nguyễn Đức Công, Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT thay thế cùng ngày.
Su kien chung khoan dang chu y ngay mai, 16/5
 
* MBB: Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC đã mua bất thành 1 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quân đội – MBbank (MBB – HOSE) đăng ký mua từ ngày 16/4 đến 15/5. Như vậy, sau giao dịch, SCIC vẫn chỉ đang nắm giữ lô lẻ 13 cổ phiếu MBB.
* CMX: Ông Đặng Ngọc Sơn, Thành viên HĐQT CTCP Camimex Group (CMX – HOSE) đăng ký bán toàn bộ hơn 2,98 triệu cổ phiếu CMX sở hữu, tỷ lệ 11,29%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 19/5 đến 17/6 theo phương thức thỏa thuận.
* VPB: Ông Nguyễn Đức Giang, con ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (VPB – HOSE) đã mua vào hơn 10,06 triệu cổ phiếu VPB từ ngày 15/4 đến 14/5 theo phương thức thỏa thuận. Trước giao dịch, ông Giang chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VPB nào.
* GEG: CTCP Điện Gia Lai (GEG – HOSE) thông qua việc góp vốn 148,5 tỷ đồng thành lập CTCP Hợp tác phát triển năng lượng sạch VJ-JA, tương ứng chiếm 99%/vốn điều lệ Công ty mới.
* LIX: Ngày 25/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Bột giặt LIX (LIX – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 26/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/5/2020.
* CMV: CTCP Thương nghiệp Cà Mau (CMV – HOSE) thông qua kế hoạch phát hành hơn 6,05 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn theo tỷ lệ 2:1, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Mới đây, CMV đã thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất 2020 với chỉ tiêu doanh thu 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng, cổ tức 8%.
* KDH: CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH – HOSE) đã mua được hơn 19,85 triệu cổ phiếu trong tổng số 27 triệu cổ phiếu đăng ký mua lại làm cổ phiếu quỹ với giá bình quân 21.087 đồng/cổ phiếu. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 15/4 đến 14/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* D2D: Ngày 25/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Phát triển đô thị Công nghiệp số 2 (D2D – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 26/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 04/6/2020.
* ACB: Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – HNX) đăng ký mua 350.000 cổ phiếu ACB từ ngày 19/5 đến 17/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Toàn đang nắm giữ hơn 739.000 cổ phiếu ACB, tỷ lệ 0,04%.
* IDJ: CTCP Chứng khoán Châu á Thái Bình Dương, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ – HNX) đã mua vào 500.000 cổ phiếu IDJ, tỷ lệ 1,53% từ ngày 27/4 đến 08/5. Trước giao dịch, tổ chức trên chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu IDJ nào.
* ITQ: CTCP Tập đoàn Thiên Quang (ITQ – HNX) đã mua được hơn 1,71 triệu cổ phiếu trong tổng số ơn 2,38 triệu cổ phiếu đăng ký mua lại làm cổ phiếu quỹ, với giá bình quân 2.800 đồng/cổ phiếu. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 14/4 đến 14/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* IVD: Ngày 29/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2019 của CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IVD – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 01/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/6/2020.

Agribank: 'Người tính không bằng trời tính'?

Yếu tố bất thường và bất khả kháng, cùng trách nhiệm trước giá trị tài sản Nhà nước khiến Agribank sẽ phải tính toán lại?

Agribank: 'Nguoi tinh khong bang troi tinh'?-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Đầu tuần này, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) công bố thông tin về định hướng kế hoạch hoạt động năm 2020, chuẩn bị cho họp đại hội đồng cổ đông sắp tới.
Một nội dung được chú ý: Hội đồng Quản trị MSB đề xuất tạm hoãn việc xúc tiến niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX). Nguyên do được giải thích, việc niêm yết thời điểm này có thể dẫn đến giá khởi điểm cho cổ phiếu MSB khi giao dịch sẽ bị định giá ở mức thấp hơn giá trị nội tại và không thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, trong một lần trao đổi với BizLIVE, lãnh đạo cấp cao của MSB cho biết họ đã nhiều năm dồn lực tự tái cơ cấu để bắt đầu tạo quãng tăng trưởng mạnh những năm gần đây, đặc biệt trong 2019. Cùng đó, kế hoạch giới thiệu với giới đầu tư quốc tế, xúc tiến chào bán cổ phần cũng đã được tính tới.
Một quãng thời gian khá dài, về giá trị hàng hóa có thể nói đã đến độ chín, để chuẩn bị cho MSB chính thức chào sàn.
Tuy nhiên, như trên, đề xuất hoãn xúc tiến niêm yết cổ phiếu đã đưa ra. Đại dịch Covid-19 tạo trở ngại trọng yếu về bối cảnh, thời điểm…
Từ trường hợp MSB, nhìn sang điểm tạo hàng có thể nói được chờ đợi lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm nay tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
Gần một tháng trước, khoảng trống nhân sự vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, cùng cơ cấu lãnh đạo cấp cao, đã được kiện toàn. Cộng với sự chuẩn bị trong năm 2019, kế hoạch cổ phần hóa tại đây đã tiến gần hơn tới khả năng hiện thực.
Nhưng trước hết, lúc này, yêu cầu cụ thể hơn đối với họ vẫn là tăng vốn điều lệ. Các mốc hẹn từng được gián tiếp nêu ra, như trong quý I, rồi quý II. Đề xuất, kiến nghị các đầu mối chức năng quản lý nhà nước tiếp tục thêm tần suất mới thời gian gần đây. Nhưng, cũng chỉ cách đây vài tuần, tại cuộc họp Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, “Nguồn từ đâu?” vẫn là câu hỏi đặt ra khi thảo luận về việc tăng vốn cho Agribank.
Vẫn là câu trả lời cũ. Nguồn từ ngân sách. Nhưng, kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước trung hạn không có phần bố trí tăng vốn cho các ngân hàng thương mại. Khả năng còn lại, tình huống có thể khác nếu kỳ họp bắt đầu từ tuần tới Quốc hội xem xét và có nghị quyết điều chỉnh hay không.
Dù vậy vẫn chỉ là ngắn hạn. Để tạo nguồn bền vững, chủ động hơn và lâu dài hơn, Agribank cần mở cánh cửa cổ phần hóa để thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Tương tự MSB, tình huống “người tính không bằng trời tính” cũng nằm ở đây.
Như BizLIVE từng có bài viết về kế hoạch cổ phần hóa Agribank trong năm ngoái, quá trình lột xác thực sự, có thể nói là thần kỳ đã thể hiện tại đây, như một sự chuẩn bị cần thiết nhất cho bước chuyển đổi lớn.
Từ một thành viên có hiệu quả kinh doanh yếu nhất trong khối ngân hàng quốc doanh nhiều năm trước, với nợ xấu ở mức rất cao, là “khách hàng lớn” của VAMC, Agribank tạo hiện tượng thay đổi từ trong 2018, rồi bất ngờ lớn trong 2019.
Từ tháng 10/2019, đây là trường hợp tạo dấu ấn khi lũy kế đã vượt xa mốc 10.000 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu có cái nhíu mày nào đó trên thị trường về tỷ lệ nợ xấu rất thấp (1,4% cuối 2019), thì Agribank nhanh chóng tuyên bố đã mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Quá trình tái cơ cấu và lột xác đó gắn với quy mô vốn chủ sở hữu thấp nhất trong khối ngân hàng thương mại nhà nước, hoặc Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối. Dù tạo nên những kết quả vượt trội nói trên nhưng Agribank không thể né được yếu điểm này.
Vốn chủ sở hữu gánh tổng tài sản. Kết năm 2019, tổng tài sản Agribank đã lên tới 1,45 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản là thị phần. Thị phần ngân hàng cạnh tranh quyết liệt. Để cạnh tranh và mở rộng thì phải có vốn. Để chủ động có vốn, đặc biệt ở thặng dư vốn, phải cổ phần hóa.
Thế nhưng, ngay cả khi có triển vọng vượt qua trở ngại lớn nhất là định giá tài sản đất đai trải rộng và manh mún có thể đến cả nghìn điểm trên cả nước, tiến độ cổ phần hóa một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam này có thể cũng vấp phải… Covid-19, tương tự như MSB.
Như Hội đồng Quản trị MSB giải thích, đại dịch xẩy ra khiến bối cảnh và điều kiện thị trường thay đổi theo hướng tiêu cực. Điều này ảnh hưởng bất lợi đến vấn đề định giá và lợi ích cổ đông.
Agribank cũng vậy. Vấn đề giá trị tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa vấp phải Covid-19 hẳn được cân nhắc.
Giá cổ phiếu trên sàn giảm rồi có thể tăng. Nhưng cổ phần hóa chỉ có một giá trị đóng khung duy nhất, và mang tính thời điểm. Đó là ở thặng dư vốn cổ phần phát hành lần đầu. Nếu thực hiện ở bối cảnh bất lợi, giá trị thặng dư đó có thể thấp, tài sản Nhà nước có thể bị hạn chế, nhưng lâu dài hơn là nguồn lực thặng dư (nếu được giữ lại) cũng hạn chế đi giá trị thúc đẩy cho tương lai ngân hàng.
Nhìn lại, như tại Vietcombank, BIDV…, sau cổ phần hóa và phát hành thêm, nguồn thặng dư được giữ lại rất lớn và có tính quyết định trong mở rộng thị phần và cạnh tranh.
Ở một hướng khác, bên cạnh bối cảnh và điều kiện thị trường, Covid-19 còn tác động đến giá trị nội tại của Agribank - cơ sở để định giá trực tiếp nếu cổ phần hóa năm nay.
Cập nhật ngày 6/5, Agribank cho biết, để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, họ đã hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng, với dư nợ 45.165 tỷ đồng. Quy mô này rất nhỏ so với khi so với tổng dư nợ và đầu tư của Agribank cuối 2019 (trên 1,3 triệu tỷ đồng).
Dù vậy, ảnh hưởng của Covid-19 đối với ngân hàng dự kiến sẽ sâu rộng hơn, có thể lâu dài hơn khi chưa định rõ điểm kết của đại dịch.
Vậy, Agribank có quyết cổ phần hóa năm nay hay không, khi có yếu tố bất thường và bất khả kháng đó, cùng vấn đề giá trị tài sản Nhà nước có thể bị hạn chế? Nhưng nếu không đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa, Agribank sẽ vẫn phải loay hoay với áp lực tăng vốn, nhất là khi các đối thủ đã tiến xa ở điểm này, và dĩ nhiên họ không hề có ý dừng lại chờ đợi?
Có lẽ, một tình huống đặt ra hoặc kỳ vọng: tại kỳ họp bắt đầu từ tuần tới, Chính phủ sẽ trình cụ thể đề xuất hướng tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có Agribank; Quốc hội chấp thuận và điều chỉnh kế hoạch phân bổ ngân sách tạo nguồn.
Nếu vậy, Agribank sẽ có thêm một cơ hội để chuẩn bị tốt hơn nữa cho kế hoạch cổ phần hóa, nhất là về lựa chọn thời điểm. Song, Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó có Agribank, có thể linh hoạt vì Covid-19 hay không?
Nhiều câu hỏi vẫn đặt ra như vậy. Và không chỉ riêng Agribank.
Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2019 đã xác định: hết năm 2020 toàn bộ cổ phiếu các ngân hàng phải lên sàn chứng khoán. Tương tự như tình huống cổ phần hóa Agribank, điểm hẹn này có du di được hay không vì Covid-19?

Dòng tiền tiết kiệm có 'chuyển kênh' đầu tư khi lãi suất xuống thấp?

Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành thì hầu hết ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh lãi suất huy động giảm theo. Với tỷ suất lợi nhuận từ tiền tiết kiệm không còn cao liệu rằng xu hướng dòng tiền rút khỏi nhà băng đổ về các kênh đầu tư khác có xảy ra?

Dong tien tiet kiem co 'chuyen kenh' dau tu khi lai suat xuong thap?
Làn sóng rút tiền tiết kiệm chuyển hướng đầu tư sẽ khó xảy ra trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Lê Toàn

Covid-19 là cơ hội kiểm định vai trò của Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank

Vào lúc 7 giờ tối ngày 11-5, tin báo trên App Vietcombank của tôi rung lên với thông báo “Từ ngày 15-4-2020, Vietcombank thực hiện giảm số tiền lãi phải trả để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng tôi chân thành chia sẻ và hi vọng sự hỗ trợ này sẽ giúp quý khách vượt qua được giai đoạn khó khăn này”.

Đây là một động thái của Vietcombank nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng trước những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19.


Covid-19 la co hoi kiem dinh vai tro cua Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank
Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Ảnh minh họa Thành Hoa

Vietcombank, cùng với 3 ngân hàng khác (BIDV, Agribank và Vietinbank) là 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh lớn nhất hiện nay ở Việt Nam (giới ngân hàng vẫn thường gọi là nhóm Big4) với quy mô huy động vốn và cấp tín dụng chiếm quanh mức 50% toàn hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính của 4 ngân hàng này, tổng số vốn điều lệ nhóm Big4 hiện khoảng 144.000 tỉ đồng, tổng tài sản lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng (gấp đôi tổng tài sản mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang nắm giữ tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Liệt kê ra những con số như vậy để thấy rõ quy mô, thị phần và vai trò dẫn dắt thị trường của nhóm 4 ngân hàng này là vô cùng lớn.

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam bị tác động tiêu cực nặng nề do dịch bệnh Covid -19. Ngay sau khi nhận thấy tác động nặng nề của dịch bệnh và dự báo tình hình phức tạp còn kéo dài trong năm, NHNN đã có những động thái chính sách tức thời như ban hành chính sách cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhưng không chuyển nhóm nợ (theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13-3-2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19); điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và chỉ đạo cắt giảm phí dịch vụ thanh toán, phí thông tin dịch vụ tín dụng...

Các chính sách này được đánh giá là khá nhanh nhạy, kịp thời của NHNN. Tuy nhiên, song song với đó, bản thân tôi cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ví như việc Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được ghi nhận lãi dự thu đối với nợ tái cơ cấu do Covid19, vậy điều này có làm giảm động cơ tái cơ cấu nợ của các TCTD?

Ngoài ra, chính sách giảm lãi suất điều hành đã thực sự tác động tới lãi suất cho vay ra nền kinh tế hay giảm lãi vay đối với dư nợ hiện hữu? Việc giảm lãi vay chỉ mới chú trọng đến khoản vay mới nhưng khi tín dụng không tăng, thậm chí tăng trưởng âm tại nhiều ngân hàng thì liệu có tác động tích cực được không?

Trong bối cảnh này, hơn bao giờ hết, Chính phủ/NHNN cần lưu ý về công cụ đặc biệt quan trọng đang nắm giữ, đó là hệ thống các NHTM quốc doanh.

Như đã nói trên, Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Một động thái giảm lãi suất cho vay của Big 4 hoàn toàn có thể dẫn thị trường tín dụng, khiến lãi suất thay đổi, giảm theo.

Kinh tế học chỉ ra vai trò của người làm giá (price maker) trên thị trường, các thành viên khác trên thị trường phải làm theo, gọi chung là người chấp nhận giá (price takers). Như vậy, nếu cả 4 NHTM quốc doanh cùng vào cuộc giảm lãi suất (cho cả khoản vay hiện hữu và khoản tín dụng mới), chấp nhận thắt chặt chi tiêu, giảm phí, giảm lợi nhuận để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, khi đó các doanh nghiệp sẽ được tiếp sức, có thêm nguồn lực vượt qua khủng hoảng.

Vấn đề là nhóm Big4 có muốn làm hay không? Điều này, Chính phủ/NHNN hoàn toàn có thể chỉ đạo.

Trong 4 NHTM, Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước, quyền chỉ đạo của NHNN là tối cao. Ba NHTM còn lại là NHTM cổ phần nhưng Nhà nước cũng chi phối ở mức cao, gần như tuyệt đối (do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên), do đó NHNN có quyền chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ.

Vai trò chi phối hệ thống và thị trường của nhóm Big4 là đã rõ, tiềm lực họ có sẵn, nhưng họ cần một động cơ, một lý do, một quyết tâm và một chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ hoặc NHNN.

Hãy nhớ rằng, chính các NHTM này đang đề xuất với Chính phủ, Quốc hội phương án đầu tư, bổ sung vốn điều lệ.

Một trong các lý do đưa ra để đề xuất là giúp các ngân hàng này đáp ứng được các giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn do NHNN đặt ra; để có thêm nguồn lực cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt huyết mạch của nền kinh tế.

Vậy hậu Covid 19 phải chăng là cơ hội tuyệt vời để kiểm định lại vai trò của các NHTM quốc doanh? Nếu họ vào cuộc cùng Chính phủ, đảm đương và phát huy tốt vai trò của mình, Quốc hội và Chính phủ hoàn toàn có đủ cơ sở để bơm thêm vốn cho các NHTM quốc doanh.

Trái lại, nếu không hoàn thành tốt sứ mệnh này, Chính phủ cũng có thể cân nhắc tới phương án giảm tỷ lệ sở hữu, nới room cho nhà đầu tư bên ngoài nâng cao tỷ lệ sở hữu.