“Sốc” vì thịt heo rừng giá chưa đến 100.000 đồng/kg

Được quảng cáo là thịt heo rừng thơm ngon thượng hạng nhưng loại thực phẩm này giá chưa đến 100.000 đồng/kg, người tiêu dùng được khuyến cáo cần cảnh giác khi mua.

Thịt heo rừng từ xưa đến nay được coi là món ăn xa xỉ vì giá thường đắt gấp đôi thịt heo thường, do nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên gần đây, các hội nhóm, chợ online đang rao bán tràn lan loại thịt heo rừng giá rẻ bất ngờ, chỉ 95.000 - 120.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá thịt heo thông thường.

Tài khoản N.M. quảng cáo: "Đây là thịt heo rừng lai, tươi ngon, mổ ngay trong ngày, sau khi sơ chế sạch sẽ được đóng gói hút chân không, túi 1kg. Màu sắc ba rọi heo rừng lai là màu trắng, tỷ lệ mỡ rất thấp, da mỏng... với hương vị rất thơm ngon nhiều nạc, ít mỡ không khô cứng như heo nhà". Tuy vậy, giá bán loại thịt heo rừng này chỉ là 95.000 đồng/kg.

Giá thành hấp dẫn đi kèm những hình ảnh bắt mắt, lời quảng cáo hấp dẫn về loại thịt heo rừng nuôi thả, thịt chắc, da giòn đã thu hút không ít người tiêu dùng đặt mua. Nhiều người thậm chí còn nghĩ đã mua được giá "hời" hiếm có khó tìm.

Tuy nhiên, những người nuôi heo rừng lâu năm đều khẳng định giá thịt heo rừng không thể rẻ như vậy. Heo rừng nuôi theo kiểu bán hoang dã, thức ăn chủ yếu là các loại ngũ cốc, giun quế, cây thảo dược nên chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với heo nhà. Do đó, giá thành của thịt heo rừng luôn cao hơn so với các loại thịt heo khác.

“Soc” vi thit heo rung gia chua den 100.000 dong/kg
Thịt heo rừng lai có giá 95.000 đồng/kg được rao bán trên chợ mạng. (Ảnh chụp màn hình) 
Chị Nguyễn Hoàng Hạc, chủ một trang trại heo rừng lai tại Thuận Bắc (Bình Thuận) cho biết, không có chuyện giá thịt heo rừng lai nuôi theo kiểu bán tự nhiên lại có giá dưới 100.000 đồng/kg. “Giá xuất chuồng tại trang trại của gia đình tôi đã là 160.000 đồng/kg. Do đó, sau khi thịt thành phẩm ra lò, chắc chắn không có chuyện dưới 200.000 đồng/kg", chị nói.

Theo chị, heo rừng lai nuôi theo kiểu bán tự nhiên phải đủ 1 năm tuổi mới xuất chuồng. Trọng lượng của heo lúc này cũng chỉ khoảng 20 - 25kg/con, tốn thời gian và công sức gấp nhiều lần so với heo nhà. Mà heo nhà nếu giá móc hàm là khoảng 65.000 đồng/kg thì ra chợ giá đã trên 100.000 đồng/kg. Vì vậy, thịt heo rừng có giá dưới 100.000 đồng/kg là bất thường.

Chị dự đoán đây có thể là những con heo đã hết khả năng sinh sản, thịt thường dai, cứng và có mùi hôi. Để che giấu chất lượng kém, các thương lái sẽ đem thịt đi thui vàng da để tạo màu sắc bắt mắt.

Một số chủ trang lại lợn khác cũng cho rằng đây có thể là thịt heo được các cơ sở thu gom, cấp đông và đưa ra thị trường tiêu thụ. Hoặc đơn giản chỉ là thịt heo thường gắn mác heo rừng nhằm bán với giá cao. Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo, cảnh giác khi mua hàng và nên mua ở những cơ sở uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Thịt heo rừng thật thường có màu đỏ sậm, thịt chắc, da dày và lớp mỡ mỏng. Thời gian nuôi kéo dài và sản lượng không cao nên không dễ có giá rẻ. Giá thành quá rẻ so với thị trường thường đi kèm với chất lượng kém.

4 chữ 'vàng' giúp Lưu Bị làm nên nghiệp lớn

Câu chuyện trong bữa rượu luận anh hùng giữa Lưu Bị và Tào Tháo đã nói lên phẩm chất đáng quý của ông. Điều này trợ giúp nhiều cho vị quân chủ của Thục Hán trên con đường lập nghiệp.

4 chữ Lưu Bị lấy làm tôn chỉ

Thành ngữ "Ẩn mình chờ thời" đã tồn tại hàng nghìn năm trước trong lịch sử Trung Quốc. Thành ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn "Cựu Đường thư" của Lưu Hú (888-947) thời Hậu Tấn biên soạn. Đây là tác phẩm lịch sử kinh điển đầu tiên về triều đại nhà Đường từ thời Đường Cao Tổ năm Vũ Đức nguyên niên (618) cho tới thời Đường Ai Đế năm Thiên Hữu thứ tư (năm 907).

Cuộc sống hiện tại của 'cậu bé người vượn' ra sao?

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn gặp phải những đau khổ bất ngờ dù bản thân có muốn hay không. Trước những bi kịch của cuộc sống, có người bị nỗi đau khổ đó nhấn chìm, có người chọn cách tích cực là đối mặt với nó.

Vào ngày 30/9/1977, tại một gia đình nông dân họ Yu ở huyện Xiu Yan, một vùng núi hẻo lánh của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, một bé trai được sinh ra. Việc có thêm một thành viên mới, đặc biệt là một bé trai, đối với một gia đình lúc bấy giờ là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cậu bé này khi sinh ra đã khác thường, cơ thể của cậu phủ đầy lông tóc đen dày.

Phát biểu nhận nhiệm vụ của tân Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu cho biết, sẽ phát huy hết tâm sức, trí tuệ, góp phần nâng cao hơn nữa những thành quả đã đạt được của Hải Dương trong những năm qua.

Chiều ngày 4/9, tại kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã bầu ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch tỉnh.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Lê Ngọc Châu, Tân Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khắng định đây vừa là vinh dự, vừa là trọng trách cao cả, nặng nề trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và nhân dân tỉnh Hải Dương.