Rùng mình bố chồng chém chết con dâu vì không có nước tắm

Trong buổi sáng định mệnh ấy, cô con dâu 27 tuổi đã phải bỏ mạng dưới bàn tay của bố chồng theo cách vô cùng rùng rợn. Sự việc này đã gây chấn động dư luận cả một vùng.

Cái chết từ ấm nước sôi
Bi kịch thương tâm xảy ra vào 9 giờ 30 phút ngày 15/2/2018 tại một ngôi làng thuộc thành phố Panhala, bang Maharashtra, Ấn Độ.
Theo cáo trạng, thời điểm đó, Shubhangi Satpute (27 tuổi) đang đun nước để tắm cho 2 con trước khi đưa chúng đi học thì bố chồng là Pandurang Satpute (65 tuổi) từ đâu trở về. Thấy ấm nước sôi, Pandurang nói con dâu chuẩn bị nước cho mình đi tắm nhưng cô nói rằng 2 đứa con sắp muộn học nên ông hãy để chúng làm trước rồi sau đó cô sẽ chuẩn bị cho ông.
Mẹ nạn nhân đau đớn trước cái chết của con gái mình.
Mẹ nạn nhân đau đớn trước cái chết của con gái mình. 
Vừa dứt lời, chẳng thèm hỏi rõ sự thể ra sao, Pandurang nổi cơn thịnh nộ. Ông lao vào tát tới tấp và đấm đá con dâu liên tục. Quá bất ngờ, cô định bỏ chạy thì bị ông đuổi đánh và cầm chiếc ly thủy tinh uống nước đập vào đầu. Sẵn có con dao gần đó, Pandurang điên cuồng chém vào người con dâu. Khi dùng tay đỡ, con dao đã chặt đứt một bên tay cô. Chỉ kịp hét lên một tiếng và rồi cả cơ thể cô quằn quại trong cơn đau đớn tột cùng.
Chứng kiến cảnh mẹ bị ông hành hạ, Mayuresh (9 tuổi) và Kanishka (4 tuổi) vội chạy đến van xin liền bị ông vớ lấy cây gậy đập vào đầu.
Tiếng gào khóc ầm ĩ của hai đứa trẻ đã khiến hàng xóm kéo sang. Tại đây, cảnh tượng rùng rợn trong nhà khiến họ “mặt cắt không còn giọt máu”: Shubhangi nằm ngay cửa, ngập trong vũng máu, bất động còn hai đứa trẻ cũng bất tỉnh gần đó.
Chồng của Shubhangi không có nhà vào thời điểm xảy ra vụ việc. Khi nghe tin, anh vội vã chạy về cùng mọi người đưa vợ con đi cấp cứu. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết trên cơ thể nạn nhân có tới 16 vết chém trong đó có vết trúng vào động mạch chủ, mất máu nhiều nên cô đã không thể qua khỏi còn tình hình hai đứa bé đã ổn định sau đó không lâu.
Gã bố chồng tàn ác
10 năm về trước, Shubhangi là một cô gái duyên dáng đảm đang nên được nhiều người đánh tiếng hỏi làm vợ. Sau đó, vì một món nợ mà gia đình không thể trả, cô về làm dâu trong nhà ông Pandurang Satpute. Tuy nhiên, khi về đây, người phụ nữ này gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc với gia đình chồng, đặc biệt là bố chồng.
Nằm trên giường bệnh, mẹ nạn nhân đau đớn kể lại con gái bà đã nhiều lần tâm sự bố chồng Pandurang Satpute là người rất độc ác, gia trưởng. Ông ta không ưa cô từ những ngày mới về làm dâu. Ông thường xuyên lấy cớ chửi mắng, đay nghiến cô. Từ những khúc mắc đó, mâu thuẫn trong gia đình cô ngày càng nặng nề.
Chán cảnh bố chồng hắt hủi, thường xuyên đánh đập, chồng thì không thông cảm nhưng Shubhangi không biết làm thế nào, chỉ có thể âm thầm chịu đựng vì con.
Nhưng rồi mâu thuẫn càng ngày càng chồng chất, không ít lần cô phải chịu những trận trừng phạt vô cớ từ phía bố chồng. "Cô ấy sống trong địa ngục chứ không phải sống trong nhà nữa”, một người hàng xóm cho biết.
Bước đầu cảnh sát nhận định đây là hành vi tàn ác mang tính chất cố ý giết người và đã bắt giữ người bố chồng phục vụ cho công tác điều tra. Hành vi nhẫn tâm này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận thành phố Panhala nói riêng và trên toàn đất nước Ấn Độ nói chung.

Hàn Quốc đưa lực lượng đặc nhiệm tới Ghana giải cứu con tin

Hôm 1/4, giới chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết đã triển khai một đơn vị đặc nhiệm hải quân tiến hành giải cứu 3 người Hàn Quốc bị bắt cóc vùng biển ngoài khơi Ghana từ hôm 26/3.

Chiếc khu trục hạm 4.400 tấn chở lực lượng này mang tên Munmu Đại đế, hiện đang hoạt động tại Vịnh Aden và nằm trong biên chế của đơn vị Cheonghae có nhiệm vụ chống cướp biển tại khu vực này.

Cảnh sát truy lùng thủ phạm “vụ án Ted” khét tiếng ở Mỹ

Nạn nhân của kẻ giết người hàng loạt Ted Bundy đều có điểm chung là những cô gái xinh đẹp, ít tuổi, thậm chí là trẻ vị thành niên.

Ted Bundy, tên thật là Theodore Robert Bundy, được mệnh danh là kẻ giết người hàng loạt, tấn công và sát hại nhiều phụ nữ trong những năm 1970.

Cuộc sống bên trong quốc gia không tồn tại Transnistria

Là nơi sinh sống của hơn nửa triệu người, có bộ máy điều hành, đồng tiền riêng, hiến pháp riêng, quân đội riêng song Transnistria không được Liên Hợp Quốc công nhận.

Transnistria là vùng đất nằm ở biên giới giữa Moldova và Ukraine, bờ phía Đông sông Dniester. Từ năm 1990, khu vực tách biệt chủ yếu nói tiếng Nga này không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia thành viên nào của Liên Hợp Quốc. Hình ảnh người dân Transnistria kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II và 25 năm tách ra từ Moldova.
Transnistria là vùng đất nằm ở biên giới giữa Moldova và Ukraine, bờ phía Đông sông Dniester. Từ năm 1990, khu vực tách biệt chủ yếu nói tiếng Nga này không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia thành viên nào của Liên Hợp Quốc. Hình ảnh người dân Transnistria kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II và 25 năm tách ra từ Moldova.