Rừng dẻ nghìn năm tuổi bị “xẻ thịt” cho dự án sân golf

Dư luận tại xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) đang bức xúc trước việc khu rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi được cấp cho dự án sân golf.

Vào năm 2012, NTNN/Dân Việt đã phản ánh việc khu rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi ven biển ở thôn Phú Hải 2 (xã Lộc Vĩnh) có nguy cơ bị khai tử để dành đất cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô.
Thông tin này được phản ánh sau khi tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp hơn 300ha đất ven biển ở thôn Phú Hải cho công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô (gọi tắt là công ty Phong Phú Lăng Cô) thực hiện dự án trên.
Rung de nghin nam tuoi bi “xe thit” cho du an san golf
Gần 64ha rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi ở thôn Phú Hải đã nằm trong dự án sân golf. Ảnh An Sơn. 
Vào thời điểm đó, trong số hơn 300ha đất cấp cho chủ đầu tư có 250ha đất rừng phòng hộ. Nhiều diện tích trong số này là rừng dẻ hàng nghìn năm tuổi đã được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế giao cho cộng đồng thôn Phú Hải quản lý từ năm 2001. Toàn bộ hơn 300ha đất này được sử dụng để xây dựng sân golf 27 lỗ, các công trình resort, khách sạn, biệt thự, phố ẩm thực, công viên...
Sau khi báo đăng, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế không được phá diện tích rừng để làm sân golf. Lúc đó, dự án đang trong giai đoạn kiểm kê để giải phóng mặt bằng thực hiện giai đoạn 1, nhưng sau chỉ đạo của Chính phủ dự án đã “án binh bất động” một thời gian dài.
Đến thời gian gần đây, dự án này lại hoạt động trở lại và hiện đang thực hiện công tác kiểm kê, giải phóng mặt bằng. Điều khiến người dân và chính quyền xã Lộc Vĩnh lo lắng, bức xúc là việc khu rừng dẻ phòng hộ ven biển ở thôn Phú Hải lại tiếp tục nằm trong diện tích đất dự án.
Ông Nguyễn Xuân Bảo- Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, tổng diện tích đất dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô trước đây là 302ha nhưng nay giảm xuống còn 253ha. Qua đo đạc mới đây, khu rừng dẻ phòng hộ được xác định có diện tích 63,9ha và toàn bộ khu rừng này đều nằm trong diện tích đất cấp cho dự án.
Theo ông Bảo, nhờ diện tích rừng dẻ này mà đời sống và sản xuất của người dân địa phương bao đời nay được bảo vệ an toàn trước gió bão và nạn cát bay, cát nhảy. “Rừng dẻ này rất quý và có tác dụng rất lớn đối với địa phương. Chính quyền xã muốn giữ lại rừng dẻ này, nhưng họ xin được giấy phép đầu tư dự án rồi nên họ có phá thì mình cũng chịu”- ông Bảo nói.
Trong một văn bản kiến nghị gửi đến Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế vào năm 2016, ông Hồ Trọng Cầu- Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết: Từ khi được giao quản lý rừng dẻ phòng hộ, cộng đồng dân cư thôn Phú Hải đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên đã phát huy tốt tính năng, tác dụng phòng hộ của rừng, kết hợp nâng cao giá trị cảnh quan môi trường rừng trên địa bàn xã Lộc Vĩnh nói riêng, của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nói chung. Trên cơ sở đó, UBND huyện Phú Lộc đề nghị Sở NNPTNT tham mưu UBND tỉnh giữ nguyên quy hoạch rừng phòng hộ đối với diện tích rừng dẻ này.
Ông Nguyễn Văn Thanh- Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lộc cho biết: Mặc dù UBND huyện Phú Lộc đã kiến nghị nhưng khu rừng dẻ nói trên vẫn được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế điều chỉnh quy hoạch từ rừng phòng hộ thành rừng sản xuất vào năm 2016 để cấp cho dự án. Vừa qua, chủ đầu tư dự án đã đề nghị cơ quan của ông Thanh kiểm kê diện tích rừng dẻ này. “Toàn bộ diện tích rừng này đều nằm trong diện tích dự án. Chủ đầu tư nói sẽ không phá rừng mà chỉ cắt xẻ thành những đường ngang, nhưng thực tế họ làm thế nào thì chưa rõ”- ông Thanh nói.

Hội thảo góp ý Dự thảo luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 (sửa đổi)

(Kiến Thức) - Hội thảo được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và Liên minh đất rừng tổ chức.

Phó Chủ tịch Phan Tùng Mậu tham gia chủ trì hội thảo.
Phó Chủ tịch Phan Tùng Mậu tham gia chủ trì hội thảo. 

Đến dự và chủ trì Hội thảo có TS. Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam.

Đối tượng trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh là cán bộ bảo vệ rừng

Sau quá trình tranh đấu, nghi can trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh đã khai thêm đồng bọn là một nhân viên hợp đồng trong tổ bảo vệ rừng phòng hộ Sông Tranh.

Như tin tức đã đưa, ngày 6/3, ông Hồ Quảng Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, công an đã tạm giữ nghi can Nguyễn Minh Nguyệt (SN 1985, thôn Dương Bình, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) ăn trộm hơn 500 gốc sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Cán bộ xã Tam Kỳ trượt cấp 2 vẫn có bằng THPT, thăng quan ầm ầm

(Kiến Thức) - Khi chưa có bằng cấp 2, một cán bộ xã ở Hải Dương vẫn có bằng tốt nghiệp THPT và sau đó thăng quan tiến chức lên chủ tịch UBND xã Tam Kỳ.

Trượt cấp 2 vẫn được học và có bằng THPT
Trong suốt thời gian qua, dư luận xã Tam Kỳ (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) vẫn hoài nghi về bằng cấp của Chủ tịch UBND xã Tam Kỳ, ông Hoàng Trung Nghĩa. Nguồn cơn của sự hoài nghi này là do ông Hoàng Trung Nghĩa từng thi trượt và không có bằng cấp 2 (THCS) nhưng bất ngờ có bằng THPT hệ bổ túc, và điều lạ lùng hơn nữa, 6 năm sau khi có bằng tốt nghiệp THPT, ông Hoàng Trung Nghĩa bất ngờ có bằng THCS.