Tử vong khi đi massage cổ vai: Những trường hợp cần lưu ý

Do người mỏi mệt, Tiểu Trương (27 tuổi), ở Thượng Hải, Trung Quốc, đến phòng tắm xông hơi để thư giãn. Vì cảm thấy cổ và bả vai có chút khó chịu, anh yêu cần nhân viên massage cổ vai.
Vào đêm xảy ra sự việc, Tiểu Trương và các đồng nghiệp đã đến một spa tại thành phố Trường Ninh, Thượng Hải, Trung Quốc. Anh đã chọn gói tắm và massage cổ vai. Do cảm thấy vai và cổ đang nhức mỏi nên đã yêu cầu kỹ thuật viên massage khu vực này.
Như thông thường, nhân viên đã nhẹ nhàng xoa bóp phần cổ từ trên xuống dưới, hai bên bả vai từ trái sang phải, trong quá trình massage cho Tiểu Trương chỉ “có tiếng kêu nhẹ ở phần cổ”, còn lại không có gì bất thường.
Tu vong khi di massage co vai: Nhung truong hop can luu y
Chàng trai 27 tuổi tử vong sau khi massage cổ. 
Tuy nhiên, sau khi rời khỏi phòng tắm xông hơi không lâu, Tiểu Trương đột nhiên cảm thấy chóng mặt, khó chịu, đi không vững. Đồng nghiệp của Tiểu Vương lo lắng có chuyện bất ổn nên đã vội vàng đưa cậu đến bệnh viện nhưng anh ta đã tử vong sau khi cấp cứu.
Báo cáo thẩm định của pháp y cho thấy: hành động massage khiến phần cổ của Tiểu Trương bị trật khớp, dẫn đến nhồi máu não, gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương và cuối cùng tử vong.
Bác sĩ cũng cho biết: “Cổ có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh, khiến nó trở thành nơi dễ bị tổn thương. Do đó, mọi người cần cẩn trọng khi massage cổ và không phải ai cũng đủ hiểu biết để làm việc này. Sau khi massage, nếu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, tay chân yếu, tê miệng, đau phải đến bệnh viện ngay lập tức”.
Cuối cùng, phía tòa án đưa ra phán quyết bên spa phải chịu 90% trách nhiệm, kỹ thuật viên massage cũng phải chịu hình phạt và bồi thường cho gia đình nạn nhân 10%.
Qua trường hợp của Tiểu Trương, bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo những người sau đây cấm không được massage tùy tiện:
- Khi cơ thể bị sốt: Khi bị sốt, cơ thể bạn đang cố gắng chống lại một số vi khuẩn để giảm nguy cơ bị viêm và đồng thời hạ sốt. Nếu massage lúc này có thể làm tăng lưu thông trong toàn bộ cơ thể và cản trở hoạt động bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
- Cơ thể bị viêm: Massage có thể kích thích một vùng viêm, vì vậy trong trường hợp này khuyên mọi người không nên massage cơ thể. Nếu người bệnh bị viêm tĩnh mạch, viêm da, viêm khớp... thì càng cần chú ý khi massage. Nếu massage ở các vùng cơ xung quanh thì không sao nhưng tránh massage vào vùng bị viêm.
Tu vong khi di massage co vai: Nhung truong hop can luu y-Hinh-2
Người đang bị sốt, bị viêm hay người cao huyết áp không nên massage cổ tùy tiện. 
- Người bị bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao có nghĩa là áp lực tới thành mạch máu quá cao. Massage mạnh tay sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu dễ gây vỡ mạch máu, nguyên nhân cao dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, người bị huyết áp cao hay bệnh tim nên massage thật nhẹ nhàng khắp người nếu cần thiết.
- Bị các bệnh truyền nhiễm: Massage không phải là một ý tưởng tốt cho những người bị bệnh cúm, bạch hầu hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Bởi vì, cũng giống như bị sốt, massage lúc này sẽ cản trở cơ thể thực hiện nhiệm vụ tăng sức đề kháng, đối phó và loại bỏ virus và làm cho bệnh tồi tệ hơn.
- Bệnh loãng xương: Nhiều người cao tuổi có nguy cao bị loãng xương, xương trở nên xốp, giòn, dễ vỡ. Trong trường hợp này, việc massage mạnh tay không được khuyến khích vì nó có thể làm cho xương dễ bị gãy, vỡ. Nếu muốn giảm sự mỏi mệt, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng.
- Bị giãn tĩnh mạch: Massage có thể làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng, những tĩnh mạch có thể giãn to hơn gây đau nhức. Tuy nhiên, nếu bạn massage nhẹ nhàng xung quanh vùng tĩnh mạch bị giãn sẽ rất có lợi.
- Các bệnh về da: Bạn nên giữ cho da khỏe mạnh, tránh bị các bệnh về da như phát ban, có vết thương, vết bầm tím, bỏng, mụn nhọt và mụn nước... Nếu bị các bệnh về da này, bạn cần tránh massage lên vết thương, vì làm vậy có thể khiến vết thương lâu khỏi, dễ gây viêm.

Video "7 bước mát xa cho vòng một săn chắc". Nguồn: Youtube.

- Người bị ung thư: Ung thư có thể lây lan thông qua hệ thống bạch huyết. Massage tăng lưu thông ở bạch huyết nên có khả năng làm cho bệnh phát tán nhanh hơn. Vậy nên, nếu muốn massage, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết nên chọn hình thức massage nào cho phù hợp.
- Bị đau cột sống hoặc đau lưng: Nhiều người dùng massage để chống đau lưng nhưng bản thân động tác massage quá mạnh lại có thể làm lưng đau hơn. Vì vậy, nếu bạn bị đau cột sống hoặc đau lưng, bạn chỉ nên để những chuyên gia massage cho.
- Bị đau cơ bàn chân: Massage với lực quá mạnh rất dễ dẫn đến thương tổn cơ bàn chân. Việc bấm huyệt cũng có thể khiến cho phản xạ tới các bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây tác hại cho nội tạng. Vì vậy không nên cho rằng massage càng mạnh càng tốt. Nếu cảm thấy khó chịu thì cần báo cho người massage để điều chỉnh lực tác dụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị các bệnh khác như tiểu đường, hen suyễn... thì cũng cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn massage.
Thảo Nguyên (Theo Sina)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN