Tỉa chân hương ngày Tết trước hay sau 23 tháng Chạp là chuẩn nhất?

Cứ mỗi dịp cuối năm, Tết đến, các gia đình thường lau dọn bàn và hóa chân hương để đón năm mới. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên tỉa chân hương trước hay sau lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là chuẩn nhất.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Cũng trong dịp này, gia chủ thường dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ sạch sẽ và tỉa chân hương một cách tỉ mỉ, cẩn thận và thành kính.
Theo quan niệm dân gian, có 2 thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ, tỉa và hóa chân hương là: trước lễ cúng Táo quân chầu trời và sau lễ tiễn Táo quân chầu trời.
Một số chuyên gia cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm trước khi đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời. Nguyên do là vì, vào thời điểm trên, ông Táo, bà Táo đi vắng nên hãy tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để đón Táo quân trở về.
Tia chan huong ngay Tet truoc hay sau 23 thang Chap la chuan nhat?
Gia chủ dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân hương với tấm lòng thành kính và thực hiện hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Ảnh minh họa: Internet. 
Trước khi lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương, gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên ban thờ. Kế đến, gia chủ thắp hương xin phép. Gia chủ cần chờ nén hương cháy hết thì mới tiến hành lau dọn bàn thờ, tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất. Thông thường, gia chủ nên để lại chân hương là số lẻ: 3, 5, 7, 9.
Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết). Không nên đổ tro lung tung vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”.

Video: Hướng dẫn bài trí bàn thờ theo phong thủy (nguồn: VTC1)

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ ban thờ và tỉa chân hương xong, gia chủ cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.
Tâm Anh (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN