-
Đầu là là một trong những bộ phận cơ thể cần giữ ấm nhất trong mùa lạnh bởi nó là trung khu điều khiển toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của khu vực này là thoát nhiệt lớn, khi thời tiết ở 15 độ, có tới 30% nhiệt lượng bị phát tán qua đây. Đầu bị lạnh, hàn khí sẽ theo các mạch máu tiến vào bên trong cơ thể, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn tới cảm mạo, viêm họng, đau đầu…
-
Để bảo vệ đầu, cách tốt nhất là luôn đội mũ khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, mỗi ngày, khi thức dậy và trước khi đi ngủ, có thể dùng tay massage nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giữ đầu luôn ấm.
-
Tai: Tuy có diện tích nhỏ nhưng đây cũng là một trong những khu vực tập trung nhiều mạch máu của cơ thể. Da của tai rất mỏng, mạch máu của tai lộ rõ, mô dưới da ít, thiếu chất béo bảo vệ, khi gặp lạnh dễ gây ra các bệnh cảm lạnh.
-
Hãy nhớ luôn bảo vệ tai cho bé khi ra ngoài bằng cách sử dụng mũ, nón trùm tai, hoặc khăn quàng hoặc các bao tai chuyên dụng. Đặc biệt, nên nhớ tai, mũi, họng thông nhau tai được bảo vệ sẽ tránh cho mũi, họng bị lạnh gây viêm và gây ho.
-
Cổ: Phần cổ bao gồm dây thanh quản và yết hầu, rất quan trọng, liên quan đến giọng nói. Đó chính là lý do vì sao nhiều trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh giọng nói thường khàn, do không giữ ấm cổ.
-
Chính vì vậy, chúng ta cần chăm sóc và
giữ ấm cho cổ bằng cách mặc áo cổ cao hoặc choàng khăn. Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh răng miệng, để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng rồi tấn công xuống cổ họng.
-
Bụng: Phần bụng liên quan đến hệ tiêu hóa và cực kì nhạy cảm khi thời tiết lạnh. Rất nhiều bé gặp phải tình trạng đi ngoài, tiêu chảy vào mùa đông, đó là vì phần bụng của bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột tăng lên.
-
Vì thế khi mặc quần áo cho trẻ cần chú ý mặc trùm qua mông là tốt nhất vì trẻ thường nô đùa, chạy nhảy và để hở phần bụng. Hoặc mẹ cũng có thể mua các sản phẩm quấn bụng cho trẻ khi ngủ. Massage nhẹ nhàng phần bụng và lưng cũng là một cách giữ ấm và còn giảm táo bón, tốt cho dạ dày.
-
Chân: Đôi bàn chân, nơi có rất nhiều mạch máu của cơ thể và thường khiến cả cơ thể gai lạnh nếu chân bị lạnh. Đây cũng là khu vực cách xa trái tim nhất, quãng đường lưu thông máu cũng dài nhất nên lượng máu cung cấp cho chân luôn bị thiếu.
-
Để giữ ấm cho bàn chân, cần đặc biệt chú ý tới việc bảo vệ chân bằng cách đi tất, đi giày khi ra ngoài và đi dép khi ở nhà. Đồng thời, mỗi ngày nên ngâm chân với nước muối hoặc nước gừng ở nhiệt độ 42℃ để thúc đẩy việc tuần hoàn máu ở cơ quan này.
-
Cần giữ ấm nhưng bạn cũng phải đảm bảo không được để bé nóng quá dẫn đến toát mồ hôi. Tốt nhất, bạn nên mặc cho bé nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày và lựa chọn những món đồ quần áo co giãn tốt, dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Ảnh: Internet.
-
Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Nguồn: VTC.