Những điều thú vị không ai biết về 'ngày đèn đỏ'

Ngày đèn đỏ, hay chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ chứa đựng những điều thú vị không phải ai cũng để ý.
Chu kỳ kinh nguyệt không phải là bất biến
Nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt khá ổn định, nó kéo dài trong 28 - 35 ngày... Nhưng dù có "đều đặn" đến đâu, nó cũng không phải là con số bất biến, có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Độ dài chu kỳ hành kinh bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt hay việc sử dụng thuốc tránh thai...
Nhung dieu thu vi khong ai biet ve 'ngay den do'
 
Vì vậy nếu bạn bất chợt thấy ngày hành kinh sớm hơn bình thường thì cũng đừng quá lo lắng. Còn nếu đột nhiên không "tới tháng" dù đã "đúng ngày" thì cũng đừng quy ngay kết quả là có thai hay bệnh tật gì nhé, có thể trong tháng vừa rồi cơ thể hay tinh thần bạn suy nhược, căng thẳng... làm ảnh hưởng tới độ dài kỳ kinh nguyệt mà thôi.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hấp dẫn đàn ông hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone testosterone của nam giới bị ảnh hưởng bởi mùi hương của phụ nữ, đặc biệt là khi phái nữ đang trong chu kỳ. Trong một thử nghiệm, nam giới được cho cảm nhận mùi hương từ áo của phụ nữ trong từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Kết quả cho thấy chiếc áo của người phụ nữ trong thời kì rụng trứng khiến đàn ông có mức kích thích cao hơn so với những người chỉ ngửi những chiếc áo của phụ nữ ở thời kỳ bình thường khác.
Chu kỳ có thể khiến bạn muốn "yêu" nhiều hơn bình thường
Hormone progesterone được cho là có khả năng làm giảm ham muốn ở phụ nữ. Trong chu kỳ, cơ thể sản sinh ra ít progesterone hơn bình thường khiến khả năng của hormone này bị hạn chế dẫn đến việc bạn có thể không kiểm soát được ham muốn của mình.
Khi trong chu kỳ kinh bạn sẽ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn
Nhung dieu thu vi khong ai biet ve 'ngay den do'-Hinh-2
 
Phụ nữ thường có xu hướng sa đà vào mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi chu kỳ của họ bắt đầu. Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến chu kỳ, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.
Lượng máu trung bình cơ thể mất do chu kỳ vào khoảng 30ml đến 118ml
Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ chính xác vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.
Chu kỳ có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn
Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ đang trong chu kỳ kinh hay không. Họ cho biết khi đang trong chu kỳ, giọng nói của phụ nữ nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.
Có thể đi bơi khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?
Nhung dieu thu vi khong ai biet ve 'ngay den do'-Hinh-3
 
Hoàn toàn có thể bạn nhé! Tuy nhiên, bạn sẽ cần sử dụng tampon khi bơi thay cho băng vệ sinh. Tampon sẽ không thể nào bị rơi ra nếu được đặt đúng chỗ, vì thế bạn cứ hãy tự tin và bơi thỏa thích.
Tampon cũng rất hữu ích đối với những bạn nữ cần tập thể dục hoặc chơi thể thao trong khoảng thời gian có kinh nguyệt. Mặc dù băng vệ sinh là một giải pháp khá hiệu quả, nhưng chúng lại quá cồng kềnh và gây cảm giác không thoải mái.
Trung bình mỗi người phụ nữ sẽ dùng đến 11.000 băng vệ sinh trong cuộc đời
Với khoảng 3.500 ngày kinh nguyệt trong cả cuộc đời thì số lượng 11.000 băng vệ sinh cần dùng đến là một điều tương đối dễ hiểu.
Hầu hết các cô gái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên vào tuổi 12
Nhung dieu thu vi khong ai biet ve 'ngay den do'-Hinh-4
 
Tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống của mỗi người mà thời điểm kinh nguyệt bắt đầu có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chu kỳ kinh nguyệt của một người sẽ bắt đầu vào năm 12 tuổi và kết thúc khi 50 tuổi.
Vẫn có thể có thai trong thời điểm nhạy cảm này
Mọi người thường nghĩ rằng làm "chuyện ấy" trong những ngày "đèn đỏ" sẽ không dẫn đến việc mang thai, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng. Theo các nghiên cứu thì dù không chắc chắn nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra vì tinh trùng có thể sống được trong môi trường âm đạo khoảng 1 tuần. Bởi vậy, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thụ thai khi quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt có thể làm thay đổi giọng nói của phụ nữ
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethology cho hay những đàn ông khi nghe bản thu tiếng nói của phụ nữ, họ có thể đoán được phụ nữ đó có đang ở trong thời kỳ kinh nguyệt hay không. Lí do được đưa ra rằng giọng nói của phụ nữ trong giai đoạn này thường nặng hơn so với ngày thường.
Thảo Nguyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN