Giảm ho dai dẳng cho trẻ bằng những mẹo cực hiệu quả này
Ho dai dẳng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến trong những tháng mùa đông lạnh. Rất may mắn là có nhiều mẹo giảm ho cực hiệu quả và dễ dàng thực hiện.
Thảo Nguyên (Theo BS)
-
Uống một ít sữa hành tỏi: Hành tây có thể giúp chữa cảm lạnh, ho, sốt cao và đau họng một cách hiệu quả. Xắt nhỏ 3 củ hành nhỏ và nửa củ tỏi, cho chúng vào khoảng một lít sữa và hâm nóng. Nấu hỗn hợp cho đến khi mọi thứ mềm, rồi tắt bếp và đem lọc. Bạn có thể thêm một ít mật ong để món sữa này dễ uống hơn.
-
Nước ép dứa: Dứa chứa một yếu tố gọi là bromelain, có đặc tính chống viêm mạnh. Nước ép dứa có thể làm giảm chất nhầy trong cổ họng và chính là một mẹo giảm ho. Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm một chút gừng và mật ong vào nước ép dứa. Chỉ cần chắc chắn rằng con bạn không bị dị ứng với dứa trước khi sử dụng phương pháp này.
-
Miếng dán gừng: Phương pháp này khá dễ thực hiện bởi gừng luôn có sẵn trong căn bếp mỗi gia đình. Bạn cần kết hợp một chút bột mì, mật ong và dầu ô liu, với một muỗng canh gừng xay (hoặc bột gừng). Cho một ít hỗn hợp vào khăn ăn và đắp nó lên ngực trẻ rồi cố định bằng băng dính. Áp dụng khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
-
Sữa nghệ là một phương thuốc trị cảm lạnh và ho tự nhiên đến từ Ấn Độ và nổi tiếng với tính chất sát trùng. Để làm nó, bạn sẽ cần hâm nóng một ít sữa và thêm một thìa bột nghệ vào. Khuấy đều và cho trẻ uống trước khi đi ngủ.
-
Đắp muối ấm trên lòng bàn chân: Đặt hơi ấm lên bàn chân cũng có thể giúp loại bỏ ho. Làm nóng một túi nhỏ muối biển trong lò vi sóng hoặc trong chảo, nhiệt độ vừa phải với con bạn và không làm bỏng da chúng. Sau đó đắp túi muối trên bàn chân con của bạn và quấn băng xung quanh chúng. Khi muối nguội tháo bỏ và đeo tất giữ ấm chân.
-
Chuẩn bị nước muối súc miệng: Súc miệng bằng nước muối có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đau họng. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối vào một cốc nước (tốt nhất là nước ấm) và khuấy đều. Để có kết quả tốt hơn, bạn cũng có thể thêm một muỗng cà phê baking soda vào dung dịch.
-
Tắm hơi nước nóng: Tắm hơi nước nóng có thể giúp giảm ho vào ban đêm, vì nó giúp làm lỏng chất nhầy và tắc nghẽn sau ho. Bạn có thể xả nước nóng, đóng cửa phòng tắm và đợi cho đến khi căn phòng đầy hơi nước ấm. Sau đó, cho con bạn vào tắm. Để có kết quả tốt hơn, hãy thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào hơi nước tắm.
-
Trộn chuối, nước và mật ong: Phương thuốc này có thể làm dịu cơn ho phế quản. Đầu tiên, bạn sẽ cần đun sôi một ít nước, sau đó bóc vỏ chuối và nghiền chúng thành một món nhuyễn. Cho hỗn hợp vào nồi và đổ nước vào. Đun sôi trong 30 phút. Sau đó để hỗn hợp nguội và thêm một thìa mật ong. Cho trẻ uống 100 ml mỗi ngày chia làm 4 lần.
-
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương: Các vấn đề như viêm phế quản, cảm lạnh và cúm có thể được giải tỏa bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm giải phóng một làn sương mát cực mịn vào không khí. Không khí ẩm sẽ bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng và nhiễm virus. Ảnh: BS.
-
Video "Cách trị ho khan, ho có đờm lâu ngày hiệu quả tại nhà". Nguồn: CSHP.
Thảo Nguyên (Theo BS)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile