Sheryl Ziegler, cố vấn và tác giả cuốn sách Mommy Burnout cho rằng: “Đôi khi nỗi sợ hãi là lý do duy nhất khiến một người vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ ngay cả khi họ biết nó đã kết thúc. Họ sợ cảm giác cô đơn hoặc không tìm được một người khác phù hợp với bản thân. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống của vợ chồng bạn có quá nhiều căng thẳng hơn là sự thoải mái, có lẻ đã đến lúc kết thúc mối quan hệ này”.
Dưới đây là những dấu hiệu được chuyên gia Ziegler và các chuyên gia về hôn nhân khác chia sẻ đến bạn, cùng tham khảo nhé:
1. Nổ lực giải quyết mâu thuẫn chỉ đến từ một phía
Aaron Anderson, một nhà tư vấn tình yêu ở Denver, Colarado cho biết: “Tôi thấy các cặp vợ chồng nơi tôi làm việc luôn phàn nàn rằng họ thường gặp vấn đề trong giao tiếp”. Khi chồng bạn hằng trăm lần về muộn, bạn đã cố gắng khuyên nhưng anh ta vẫn không nghe. Thậm chí bạn hét lên, khóc lóc để họ nhận ra lỗi của mình mà họ vẫn không chịu hiểu và thay đổi thì có lẻ họ đã muốn kết thúc với bạn.
2. Một trong hai bạn có những mối quan hệ hay vấn đề phức tạp khác.
“Nhiều cặp vợ chồng khi mới bắt đầu sẽ cảm thấy tự tin với mối quan hệ của mình mà không một chút nghi ngờ. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra khi sống chung như ngoại tình, nghiện ngập hoặc lạm dụng tình dục. Tôi không thể chắc rằng liệu điều này có làm phá vỡ đến mối quan hệ của các bạn nhưng nếu như họ không có dấu hiệu ăn năn, hối lỗi hay sẵn sàng thay đổi những thói quen đó thì đã đến lúc mối quan hệ kết thúc”. - Theo Laura Heck, nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình ở Salt Lake city, Utah.
3. Bạn nhận ra rằng mình không còn yêu hay tôn trọng đối phương.
“Đây là một trong những lý do phổ biến để hết thúc mối quan hệ. Làm thế nào bạn có thể sống chung với một người mà bạn không còn tình cảm. Đây là một thực tế khó khăn đối với bạn. Có một vài lý do khiến bạn mất đi sự tôn trọng đối phương: Vợ chồng bạn đã sống chung với nhau một thời gian, nhưng không ai trong gia đình hoặc bạn bè của bạn thực sự thích họ - bạn mệt mỏi và bắt đầu có cảm giác như vậy. Mối quan hệ này sẽ khó có thể kéo dài và phát triển được nữa”. Gary Brown, một nhà trị liệu tâm lý ở Los Angeles.
4. Bạn hiếm khi muốn gần gũi
Cảm giác của bạn sẽ dần dần thay đổi: ít nắm tay, ít hôn nhau hơn. Bạn cũng chẳng còn thích cảm giác âu yếm nhau, từ đó những ham muốn cũng không còn nữa. Thay vì cùng nhau xem phim hay chia sẻ về những câu chuyện hàng ngày, bạn lại thích đi ngủ sớm hoặc làm việc cho đến khuya. Dường như bạn không muốn tham gia vào bất cứ cuộc trò chuyện nào nữa, những đụng chạm hay tiếp xúc cơ thể cũng dần biến mất.
5. Bạn muốn đối phương điều trị tâm lý nhưng họ từ chối
Theo Aaron Anderson, nếu bạn cảm thấy mắc kẹt trong những chuỗi ngày tăm tối, bạn cần phải thay đổi. Nhưng bạn đời của bạn lại không muốn điều trị để cứu vãn cuộc hôn nhân này, có lẻ đã đến lúc kết thúc. Bạn luôn hi vọng rằng mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng sự vô tâm chính là biểu hiện cho thấy họ không còn muốn níu giữ mối quan hệ này nữa. Mọi sự thay đổi từ một phía thường không đem lại kết quả tốt.
6. Bạn đang tưởng tượng một hình mẫu lý tưởng khác
“Đến một lúc nào đó, có thể bạn trở nên lạnh nhạt với mối quan hệ này. Bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi nói chuyện cùng nhau. Dường như bạn đang cố gắng tìm cơ hội để chỉ ra những sai phạm, lỗi lầm của bạn đời mình. Sau đó, thay vì tức giận, bạn lại vô cùng thoải mái khi tưởng tượng đến một người khác có vẻ ngoài hấp dẫn, thông minh và thành công hơn người bạn đời hiện tại. Điều này khiến bạn nuôi hi vọng rằng bạn sẽ không cô đơn nếu kết thúc mối quan hệ này”. – Sheryl Ziegler.
7. Xung đột trong mối quan hệ
|
Ảnh minh họa: Internet. |
“Nếu vợ chồng bạn thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi với nhau và dường như bạn không thể kiếm soát cảm xúc của mình, có thể hạnh phúc của bạn đang nhạt dần. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người li hôn vì xung đột gia đình sẽ có xu hướng sống hạnh phúc hơn sau khi li hôn, đặc biệt là phụ nữ”. - Laura Heck.
8. Không còn chung mục đích sống
“Khi bạn nhận ra rằng giữa hai bạn không còn hòa hợp nhau về những mong muốn, nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hay mục tiêu trong tương lai, hãy suy nghĩ lại về mối quan hệ này. Bạn nói rằng bạn muốn có con nhưng người đó lại không chắc về điều này. Hoặc người kia chỉ muốn sống chung mà không muốn có thêm bất cứ điều gì ràng buộc, họ không muốn nghĩ đến một cuộc hôn nhân đúng nghĩa. Đừng khờ dại tin rằng họ sẽ thay đổi” – Gary Brown.