Con cười lúc ngủ, mẹ choáng váng khi biết nguyên nhân

Lần đầu làm mẹ, Tiểu Hoa rất mãn nguyện khi nhìn con cười trong lúc ngủ. Vậy nhưng, ẩn đằng sau nụ cười ấy lại là sự thật khiến người mẹ trẻ choáng váng.
Kết hôn không lâu, Tiểu Hoa (Trung Quốc) sinh được bé gái vô cùng đáng yêu. Thời gian trôi nhanh, con gái Tiểu Hoa hiện vừa tròn 1 tuổi, chập chững biết đi.
Hàng ngày, Tiểu Hoa nhận thấy con gái tỏ ra khá vụng về, thường xuyên vấp ngã trong lúc di chuyển. Tiểu Hoa rất để mắt nhưng những lần bé ngã vẫn không giảm, khiến cô cảm thấy có lỗi. Dù vậy, nhìn con gái luôn cười trong lúc ngủ, niềm hạnh phúc trong Tiểu Hoa lại dâng trào.
Hanh phuc vi con cuoi luc ngu, me choang vang khi biet nguyen nhan
 Tưởng bé nhoẻn cười vì nằm mơ, Tiểu Hoa không ngờ đây là di chứng sau những lần ngã mạnh.
Gần đây, mẹ chồng Tiểu Hoa ở quê lên thăm cháu. Sau thời gian quan sát, bà thấy thấp thỏm trong lòng. Kinh nghiệm nuôi con bao năm mách bảo bà đứa trẻ có vấn đề chứ không đơn thuần nằm mơ mở miệng cười. Để tìm hiểu nguyên nhân, bà cương quyết đưa cháu nội tới viện khám dù Tiểu Hoa cho rằng con gái vẫn ăn ngủ bình thường.
Khi kiểm tra, mẹ chồng Tiểu Hoa kể hết những biểu hiện bất thường trẻ. Sau 1 loạt kiểm tra chuyên môn, bác sĩ chẩn đoán con gái Tiểu Hoa mắc chứng động kinh. Do thường xuyên bị ngã, va chạm mạnh nên đứa trẻ bị di chứng, mở miệng cười ngay cả khi ngủ.
Thông qua trường hợp mắc chứng động kinh của bé gái 1 tuổi, bác sĩ cho rằng cha mẹ không nên xem nhẹ việc bé té ngã. Mặt khác, việc trẻ thường xuyên cười khi ngủ không hẳn là trẻ đang mơ. Đây có thể là phản ứng bất thường cần được quan tâm.
Ngoài tình trạng cười khi ngủ, bác sĩ cũng khuyên phụ huynh nên chú ý 2 trường hợp dưới đây khi trẻ chưa biết nói.
Thường xuyên khóc vô cớ. Trẻ nhỏ chưa biết nói nên sẽ dùng tiếng khóc để bộc lộ cảm xúc bên trong, thể hiện nhu cầu như muốn ăn, buồn ngủ. Những lúc này, cha mẹ đáp ứng kịp thời trẻ sẽ dừng khóc. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên khóc không rõ lý do, dù bố mẹ dỗ thế nào cũng không nín thì cần chú ý xem cơ thể trẻ có vấn đề gì không.
Ngủ li bì. Khi còn nhỏ, trẻ dành phần lớn thời gian cho việc ngủ. Vậy nhưng nếu trẻ ngủ li bì thì không phải là dấu hiệu tốt. Lúc này, bố mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị cảm, sốt hay các bệnh tiềm ẩn nào không.
Định Tâm (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN