Phát hiện 2 biến chủng mới của SARS-CoV-2 tại Việt Nam

Việt Nam vừa phát hiện 2 biến chủng mới của SARS-CoV-2; đó là B.1.222 và B1.619, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết sau khi giải trình tự gien các mẫu bệnh phẩm mà bệnh viện nhận được.

Phat hien 2 bien chung moi cua SARS-CoV-2 tai Viet Nam
 
TS Văn Đình Tráng, Trưởng khoa Vi sinh - Sinh học phân tử - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, cho hay, 2 biến chủng B.1.222 và B1.619 chưa từng xuất hiện trong gần 200 mẫu bệnh phẩm bệnh viện đã giải trình gien trong 3 đợt bùng phát dịch COVID-19 trước đây ở Việt Nam. Như vậy, với 2 biến chủng mới phát hiện này, Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của SARS-CoV-2.
Biến chủng B.1.222 xuất hiện ở 11 quốc gia, nhiều nhất tại Anh. Biến chủng này có rất nhiều đột biến trên protein gai khác với với chủng ở Ấn Độ B.1.617.2. Biến chủng B.1.222 được phát hiện khi nhóm nghiên cứu COVID-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư giải trình trình tự gien SARS-CoV-2 từ mẫu bệnh phẩm hầu họng của bệnh nhân BN2701 (29 tuổi, chuyên gia Ukraine, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, được lấy mẫu ngày 13/4).
Biến chủng B.1.619 được phát hiện khi các chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm SARS-CoV-2 của BN2902 (chuyên gia Ấn Độ, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, được lấy mẫu ngày 27/4 tại Hà Nội). Biến chủng B.1.619 có protein gai gần giống với chủng B.1.617.2 ở Ấn Độ. Điểm khác là không mang đột biến ở vị trí axit amin 681 trên protein gai như chủng B.1.617.2. Biến chủng B.1.619 có thể có nguồn gốc từ Cameroon (châu Phi), sau đó lan ra châu Âu và xuất hiện ở nhiều nước.
Chủng virus biến thể B.1.617.2 là một trong ba phân nhóm của chủng B.1.617 và mang hai đột biến quan trọng trên protein gai là L452R và P681R. Chủng B.1.617.2 là nguyên nhân gây dịch trong cộng đồng rất lớn tại Việt Nam. Nó cũng khiến virus lây lan phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước đó, qua giải trình tự gien, Việt Nam đã phát hiện 5 biến chủng gồm: D614G từ châu Âu, gây dịch tại thành phố Đà Nẵng; B.1.1.7 từ Anh, gây dịch tại tỉnh Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422, nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020); biến chủng A.23.1 từ Rwanda ở châu Phi (ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM); và B.1.1617.2 (được phát hiện trên các chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh mới đây).

Bộ Y tế cho biết, kết quả giải trình tự gien các mẫu COVID-19 tại Bệnh viện K, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Hải Dương cho thấy, các bệnh nhân mang virus biến thể Ấn Độ và biến thể Anh. Cụ thể, 29 mẫu thuộc B.1.617.2 (Hà Nội có 10 mẫu, Bệnh viện K 5, Bắc Giang 9, Bắc Ninh 2, Vĩnh Phúc 2, Hải Phòng 1) và 2 mẫu thuộc B.1.1.7 (ở Hải Dương).

Uống dầu hỏa chữa COVID-19, thanh niên chết tức tưởi

(Kiến Thức) - Trong lúc bối rối, Mahendra nghe theo lời khuyên của một người bạn, uống dầu hỏa để diệt virus corona. Không ngờ, tình trạng của anh lại nguy kịch hơn rồi bỏ mạng vì ngộ độc.

Mới đây, tại thành phố Bhopal, bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ đã xảy ra sự việc hy hữu. Một thanh niên vì tin lời bạn nên đã uống dầu hỏa để diệt virus corona (SARS-CoV-2). Không ngờ, khi chưa chết vì loại virus này, thanh niên đã bỏ mạng vì ngộ độc.

Kinh dị hot Tiktoker bắt chồng đắp mặt nạ mắm tôm, ớt chỉ thiên

(Kiến Thức) - Sở hữu hơn 1.7 triệu lượt follow trên TikTok, cặp đôi Linda Ngô và Phong Đạt nhận được sự yêu mến của đông đảo dân mạng. Tuy nhiên, cặp đôi này gần đây đã bị “ném đá” thậm tệ vì màn đắp mặt nạ mắm tôm, ớt chỉ thiên.

Mới đây, cặp đôi Linda Ngô - Phong Đạt bất ngờ vấp phải vô số những chỉ trích từ người hâm mộ bởi thử thách mới mang tên "Làm Mặt Nạ".
Cụ thể, sau khi đặt mua được một chiếc máy làm mặt nạ xịn xò, Linda thường xuyên thử làm mặt nạ từ các nguyên liệu do fan yêu cầu. Ban đầu, những nguyên liệu ấy chỉ là các loại trái cây như dưa hấu hay sầu riêng, dần về sau các video của Linda ngày càng biến tướng khi sử dụng nguyên liệu như mặt nạ mắm tôm, nước mắm hay mù tạt và đặc biệt là ớt sừng. Phong Đạt chính là người phải đeo những chiếc mặt nạ ấy.

Bác bỏ tin một người tử vong tại Gia Lai do nhiễm SARS-CoV

Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đối với bệnh nhân Trần Thị Yến, tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, là âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bac bo tin mot nguoi tu vong tai Gia Lai do nhiem SARS-CoV

Bác sỹ thăm khám sức khỏe cho những người bị cách ly ở Gia Lai. (Ảnh: Hoài Nam/ TTXVN)

Sáng 31/3, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đối với bệnh nhân Trần Thị Yến (sinh năm 1978, trú tại xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh là âm tính với virus SARS-CoV-2.