Những thời điểm không ngờ giúp chuyện phòng the thăng hoa hơn

Có những thời điểm ít ai ngờ đến nhưng khi làm "chuyện ấy" lại giúp bạn thoải mái hơn nhiều.

Nhung thoi diem khong ngo giup chuyen phong the thang hoa hon
Có rất nhiều thời điểm thích hợp để "chuyện ấy" thêm thăng hoa (Ảnh minh họa) 
Buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm tuyệt vời để làm "chuyện ấy". Theo chuyên gia, đây không chỉ là thời điểm có mức testosterone và năng lượng cao hơn các thời điểm khác trong ngày, mà mức oxytocin tăng lên giúp bạn và bạn tình gắn kết suốt cả ngày. Trong khi đó, hormone endorphins được giải phóng giúp tâm trạng của bạn hưng phấn hơn.
Ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt
Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo sẽ tăng kích thước và trở nên dễ bị kích thích. Mặt khác, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng phát hiện máu tới âm đạo ít bị hạn chế hơn. Vì vậy, nữ giới có thể dễ dàng đạt cực khoái hơn. Đây cũng là thời điểm rụng trứng xảy ra (với người có vòng kinh đều), điều đó có nghĩa cơ thể thèm "chuyện ấy" hơn các thời điểm khác.
Sau khi tập thể dục
Nghiên cứu của Đại học Texas, Mỹ so sánh phản ứng của phụ nữ sau 20 phút đạp xe đạp. Kết quả cho thấy sau khoảng thời gian trên, lượng máu đến vùng âm đạo cao hơn 169%. Ngoài ra, sau khi luyện tập, bạn sẽ cảm thấy cơ thể đẹp, khỏe khoắn hơn tránh cảm giác tự ti khi bước vào "chuyện ấy". Thêm vào đó, hormone testosterone - một hormone tình dục quan trọng sẽ được cơ thể tiết ra khi tập luyện thể dục.
Sau một ngày căng thẳng
Nếu muốn thoát khỏi sự căng thẳng của một ngày mệt mỏi lao đầu vào công việc, tình dục có thể là lựa chọn hơn cả các loại đồ uống. Các nhà nghiên phát hiện tình dục hay nắm tay cải thiện đáng kể tâm trạng của con người và giảm mức độ căng thẳng. "Miễn là người yêu của bạn không phải là nguồn cơn gây nên sự tức giận, làm "chuyện ấy" khi tức giận cũng có thể đầy nóng bỏng", chuyên gia tình dục O'Really nói.
Sau khi trải qua một cảm giác sợ hãi
Một trong những thời điểm tốt nhất để làm "chuyện ấy" sau khi trải nghiệm dù là đi tàu lượn siêu tốc, đu dây hay xem một bộ phim kinh dị. Chuyên gia tình dục O'Really nói: "Khi adrenaline tăng cao, cơ thể đang ở trạng thái kích thích và phản ứng với tình dục của bạn tăng". Một nghiên cứu được công bố trong cuốn "Tập hợp các hành vi tình dục" cho hay cơ thể sẽ cảm thấy ham muốn nhiều hơn sau khi trải qua quá trình làm cho adrenaline sản sinh nhiều hơn.

Thiên hà nhỏ bé sở hữu một lỗ đen "quái vật"

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa "tóm" được vật thể kỳ lạ gần chòm sao La Bàn: một thiên hà nhỏ bé nhưng vận hành cực mạnh mẽ và sở hữu một lỗ đen "quái vật".

"Thiên hà lùn bùng nổ sao" là thuật ngữ mà các nhà khoa học dùng để chỉ ESO 495-21, vật thể mà Kính viễn vọng không gian của NASA/ESA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ/Cơ quan Vũ trụ Châu Âu) vừa ghi nhận được.

Lý do không ngờ đang hủy hoại đời sống tình dục của bạn

Căng thẳng có thể phá giấc ngủ, phát sinh bệnh tim mạch, gây kiệt sức. Thế nhưng, từng ấy vẫn chưa là tác hại cuối cùng của stress. Bởi theo một khảo sát mới, nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra những tệ hại liên quan đến sinh hoạt tình dục của mỗi người.

Đài BBC đã làm một cuộc khảo sát quy mô, đặt câu hỏi cho 2.066 công dân Anh về đời sống tình dục của họ. Kết quả rút ra được là stress bị điểm mặt như một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên quan đến sinh hoạt tình dục hơn bất cứ yếu tố nào khác, với tỷ lệ người kết án lý do này cao nhất, đến 45%.
Ly do khong ngo dang huy hoai doi song tinh duc cua ban
 Ảnh minh họa

Tò mò những thực phẩm quen thuộc nhưng một số quốc gia lại cấm

(Kiến Thức) - Trang tin Bright Side sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao không ít thực phẩm quen thuộc như thịt gà, nước tương, bánh mì...được nhiều người ưa chuộng nhưng lại bị cấm ở một số quốc gia trên thế giới.

To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam

Thịt gà: Ở châu Âu và Anh, thịt gà được xử lý bằng clo đã bị cấm từ năm 1997. Rửa clo được sử dụng để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Ở châu Âu, phương pháp này được coi là nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Năm 2010, thực phẩm quen thuộc này cũng bị cấm ở Nga.

To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-2

Thanh ngũ cốc: Trên toàn thế giới, các thanh ngũ cốc, bột yến mạch và các sản phẩm khác tương tự được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tại Đan Mạch, các sản phẩm này bị cấm, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của trẻ em nếu tiêu thụ thường xuyên.

To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-3
Nước tương: 82% tất cả đậu nành trồng được biến đổi gen. Thực phẩm biến đổi gen (GMO) bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các nước vùng Vịnh Ba Tư và các quốc gia khác. Hơn nữa, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư nguy hiểm. 
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-4
Thịt chứa ractopamine: Thịt gia súc, lợn và gà tây thường được sản xuất với ractopamine. Hormone này cho phép một động vật tăng cân nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng loại thịt này có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt chứa chất ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-5
Khoai tây chiên, bim bim khoai tây có chứa olony, một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất bổ sung này ngăn cơ thể hấp thụ các chất, vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày.
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-6
Táo: Trong một cuộc kiểm tra được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ, người ta đã phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể được xuất khẩu trên toàn thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư, đó là lý do tại sao táo bị cấm ở đây kể từ năm 2012.
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-7
Kẹo gelatin: Theo ủy ban châu Âu, kẹo gelatin trong cốc nhỏ cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em vì chúng là một mối nguy hiểm nghẹt thở. Những đồ ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại sợi bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng. Do vậy, kẹo gelatin bị cấm ở Châu Âu, Úc và các nước khác.
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-8
Khoai tây nghiền ăn liền: Để sản xuất khoai tây nghiền ăn liền, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (ВiT, А320). Viện Y tế Quốc gia đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Chất ВiT có thể tìm thấy các sản phẩm khác trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu. 
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-9
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927) bị cấm ở Châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chất bổ sung này có thể gây dị ứng và hen suyễn.
To mo nhung thuc pham quen thuoc nhung mot so quoc gia lai cam-Hinh-10
Margarine (bơ thực vật): Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật: chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Margarine bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ảnh: BS. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.